CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ CẤU HÌNH 5.1 Xác định cấu hình

Một phần của tài liệu QUẢN Lý d6cntt epu dai (Trang 26 - 28)

5.1 Xác định cấu hình

5.1.1 Đơn vị cấu hình

Cán bộ quản lý cấu hình dựa trên danh mục sản phẩm dự án để xác định các đơn vị cấu hình (configuration item - CI) của dự án. Các đơn vị cấu hình là các thành phần quan trọng của dự án và có quan hệ mật thiết với nhau. Sự thay đổi của một đơn vị cấu hình sẽ kéo theo sự thay đổi của 1 hoặc nhiều đơn vị cấu hình khác. Sự liên hệ này không chỉ thể hiện trong thời gian thực hiện dự án mà trong cả vòng đời sản phẩm. Sự thay đổi của mộtđơn vị cấu hình đồng thời có thể dẫn đến các thay đổi lớn đến quá trình thực hiện dự án như thời gian thực hiện, phạm vi công việc hoặc nhân lực cần thiết để thực hiện dự án (kế hoạch dự án). Do vậy các thay đổi đối với các đơn vị cấu hình cần được kiểm soát chặt chẽ.

Ở mức cao nhất, toàn bộ hệ thống là một đơn vị cấu hình bao gồm nhiều đơn vị cấu hình nhỏ.

Đơn vị cấu hình cần được chọn một cách thực tiễn từ góc độ vật lý (dễ dàng khởi tạo, thay đổi). Lưu ý là các sản phẩm bàn giao cho khách hàng và sản phẩm do khách hàng cung cấp cần phải được liệt kê vào danh sách đơn vị cấu hình.

5.1.2 Cấu hình sản phẩm

Cấu hình sản phẩm (baseline) là một tập hợp các phiên bản của các đơn vị cấu hình có quan hệ logic chặt chẽ với nhau, tạo thành một trạng thái sản phẩm và được phê duyệt. Các baseline có thể chứa một hoặc nhiều đơn vị cấu hình và được đánh số theo Baseline ID. Các đơn vị cấu hình trong cùng một baseline là tương thích với nhau. Một đơn vị cấu hình khi đã xuất hiện trong baseline nào đó thì sẽ phải nằm trong tất cả các baseline tiếp theo

Đối với các dự án có thời gian thực hiện ngắn, dự án có thể chỉ có 02 baseline duy nhất: baseline START-UP vào thời điểm khởi tạo dự án và baseline PRODUCT ở thời điểm kết thúc dự án. Như vậy 02 baseline là yêu cầu tối thiểu của tất cả các dự án.

Đối với các dự án có nhiều sản phẩm trung gian (builds), mỗi build sẽ ứng với ít nhất một baseline. Trong baseline PRODUCT sẽ chứa tất cả các đơn vị cấu hình của dự án.

Thời điểm baseline được xác định căn cứ vào các giai đoạn thực hiện dự án.

5.1.3 Số hiệu phiên bản của đơn vị cấu hình

Quy ước về số hiệu phiên bản các đơn vị cấu hình được mô tả trong “Tiêu chuẩn phiên bản sản phẩm phần mềm”.

5.2 Kiểm soát đổi thay

Phạm vi của việc kiểm soát thay đổi cấu hình là kiểm soát sự thay đổi của các CI đã được phê duyệt (baselined). Thông thường việc này chỉ xảy ra khi CI đã được phát hành, hoặc bàn giao cho khách hàng (trong quá trình bảo hành hoặc nâng cấp sản phẩm). Về bản chất, mỗi thay đổi đối với một CI là một dự án phát triển phần mềm nhỏ và cần được phân tích, đánh giá ảnh hưởng và phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Khi cần thiết, cán bộ phụ trách bộ phận có thể thành lập ban kiểm soát thay đổi bao gồm các thành viên dự án chịu trách nhiệm đánh giá ảnh hưởng của các yêu cầu thay đổi đối với các đơn vị cấu hình và phê duyệt các yêu cầu thay đổi đó. Các thành viên bắt buộc của ban kiểm soát, nếu được thành lập, là cán bộ cấu hình và quản trị dự án.

Đối với CI là chương trình phần mềm, các bug-fix cần được theo dõi trạng thái cập nhật. Trong trường hợp quá trình thay đổi được thực hiện cho cả 2 phiên bản: phiên bản phát triển mới và phiên bản đang vận hành, các thay đổi của phiên bản này cần được thông báo và cập nhật cho phiên bản kia.

Việc đồng bộ các thay đổi của 2 phiên bản của một sản phẩm có thể được thực hiện thông qua công cụ (ví dụ: cơ chế branch-merge của Visual Source Safe) hoặc bằng các báo cáo trạng thái thay đổi.

5.3 Báo cáo thay đổi

Mục tiêu của các báo cáo cấu hình là nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để quản lý cấu hình một cách hiệu quả bao gồm các thông tin về danh mục các đơn vị cấu

hình đã được phê duyệt, danh mục các đề xuất thay đổi và trạng thái thực hiện các thay đổi.

Các báo cáo cấu hình gồm có:

- Báo cáo baseline cung cấp thông tin về các CI trong baseline đó. Nội dung gồm có mã hiệu của baseline, ngày thực hiện baseline, danh sách các CI nằm trong baseline đó, và số hiệu phiên bản của chúng.

- Bản ghi nhận thay đổi của đơn vị cấu hình dùng để ghi nhận lịch sử thay đổi của mỗi CI kể từ lần ban hành đầu tiên.

- Báo cáo trạng thái cấu hình cung cấp thông tin về tiến độ xử lý các yêu cầu thay đổi và trạng thái của các CI liên quan tại thời điểm báo cáo. Báo cáo này có thể là một phần trong báo cáo tiến độ dự án.

Một phần của tài liệu QUẢN Lý d6cntt epu dai (Trang 26 - 28)