Nội dung và cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS lạc vân huyện nho quan (Trang 29 - 31)

Sự biểu dương có tác dụng động viên kích thích về mặt tinh thần, khen thưởng vừa kích thích tinh thần vừa kích thích vật chất. Sự hài hòa giữa kích thích vật chất và kích thích tinh thần sẽ có ý nghĩa động viên cổ vũ tính tích cực của con người.

Các hình thức trách phạt có ý nghĩa nhắc nhở, khơi dậy ý thức tự trọng, ý thức trách nhiệm đối với cán bộ giáo viên, răn đe, giác ngộ ý thức tự giác của học sinh.

Trong quá trình tổ chức công tác giáo dục đạo đức, tùy theo tính chất mức độ đạt được Hiệu trưởng có thể biểu dương, khen thưởng hoặc trách phạt với cán bộ giáo viên hoặc học sinh.

Khen thưởng có thể tiến hành theo tháng, theo đợt thi đua, theo học kỳ và năm học. Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên có thể khen thưởng theo đợt thi đua, theo chủ đề của một hội thi, khen thưởng theo học kỳ, khen thưởng theo năm học.

Đối với học sinh và tập thể học sinh ngoài việc khen thưởng thi đua theo đợt, theo chủ đề hội thi, theo học kỳ và theo năm học có thể khen thưởng theo tháng, việc tiến hành thưởng tập thể và cá nhân học sinh theo tháng, chỉ tiến hành ở những trường có điều kiện về nguồn quỹ khen thưởng. Mức thưởng phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của mỗi trường.

Khen thưởng trách phạt là một trong những biện pháp kích thích sự cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần thực hiện các nội dung sau:

+ Xác định rõ các danh hiệu thi đua do Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo quy định, quy định các danh hiệu thi đua trong nhà trường sao cho phù hợp với thực tiễn.

+ Cụ thể hóa các tiêu chuẩn thi đua, trách phạt. + Tiến hành khen thưởng, trách phạt.

Ngoài các danh hiệu thi đua do Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo đã quy định, Hiệu trưởng phải thống nhất trong nhà trường quy định bổ sung các danh hiệu thi đua.

Hiệu trưởng phải trực tiếp dự thảo hoặc cử thành viên Ban thi đua dự thảo các tiêu chuẩn thi đua trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua do Ngành cấp trên quy định, tổ chức cho cán bộ giáo viên thảo luận, góp ý bổ sung; Ban thi đua bổ sung hoàn thiện trình Hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi có tiêu chuẩn thi đua chính thức phổ biến tiêu chuẩn thi đua trong cán bộ giáo viên và học sinh. Hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm học thống nhất các chỉ tiêu thi đua của trường. Mỗi tổ, nhóm và cá nhân tự xây dựng chỉ tiêu thi đua của tổ nhóm và cá nhân mình. Mỗi tập thể lớp và cá nhân học sinh đề ra chỉ tiêu thi đua của lớp và cá nhân mình.

Để tiến hành khen thưởng trách phạt, cán bộ giáo viên cần phải thực hiện theo qui trình: Cá nhân tự đánh giá, tập thể tổ nhóm kết luận, họp Ban thi đua xét duyệt, Hiệu trưởng phê duyệt, tiến hành khen thưởng trách phạt. Đối với các danh hiệu thi đua cao hơn không thuộc thuộc thẩm quyền khen thưởng của nhà trường, Hiệu trưởng phải trình lên cấp trên phê duyệt và ra quyết định khen thưởng.

Đối với việc khen thưởng, trách phạt tập thể học sinh và cá nhân học sinh cần thực hiện theo quy trình: Cá nhân học sinh, tập thể học sinh tự đánh giá thống nhất kết quả đánh giá; giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả xếp loại thi đua và trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Sau khi có ý kiến của Hội đồng thi đua Hiệu trưởng phê duyệt và tiến hành khen thưởng, trách phạt.

Việc khen thưởng, trách phạt học sinh tiến hành trong buổi chào cờ hàng tuần, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.

Đối với cán bộ giáo viên việc khen thưởng, trách phạt được tiến hành trong các cuộc họp, hội nghị, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học.

Các mức trách phạt đối với cán bộ giáo viên: Phê bình không công nhận các danh hiệu thi đua, kỷ luật, không nâng lương, hạ bậc lương.

Các hình thức khen thưởng gắn với các phong trào thi đua. Vì vậy cần xây dựng phong trào thi đua lành mạnh tránh tình trạng "ganh đua" ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục.

Phải kết hợp các hình thức trách phạt với các biện pháp giáo dục khác để giúp người có khuyết điểm xác định được hướng khắc phục sửa chữa.

Khi tiến hành trách phạt học sinh, cán bộ giáo viên phải thể hiện được tình thương, trách nhiệm, xử lý có tình, có lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giác ngộ được ý thức cố gắng vươn lên của học sinh.

3.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong hoạt động giáo dục đạo đức họcsinh sinh

Giáo dục đạo đức học sinh trách nhiệm của toàn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành xã hội hoá giáo dục trong lĩnh vực giáo dục đạo đức. xã hội hoá giáo dục phục vụ công tác giáo dục đạo đức học sinh là sự huy động, động viên, thu hút, phối hợp tất cả các thành phần xã hội vào việc chăm lo công tác giáo dục đạo đức học sinh . Thực chất của xã hội hoá giáo dục trong giáo dục đạo đức học sinh là tăng cường sự phối hợp giữa 3 môi trường: Nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh , trong đó, nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Do vậy, hiệu trưởng phải là người thật sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết…với các lực lượng khác đề bàn bạc nội dung, hình thức, biện pháp…giáo dục đạo đức học sinh phù hợp với truyền thống địa phương, đặc điểm tâm sinh lý học sinh.

Các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức học sinh bao gồm: các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, hội, Ban đại diện hội PHHS

Xã hội hóa giáo dục công tác giáo dục đạo đức học sinh phải bắt đầu bằng sự tuyên truyền thuyết phục nâng cao ý thức của các lực lượng xã hội từ chổ thụ động đến

chủ động, tự giác phát huy sự sáng tạo; phát huy sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần nhằm phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Hiệu trưởng cùng tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức học sinh nói riêng. Đây chính là việc thực hiện “Cộng đồng hóa trách nhiệm” nhằm bảo đảm tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là:

+ Xây dựng các môi trường: nhà trường, gia đình, xã hội và phối hợp giữa các môi trường để tạo sự thống nhất tác động giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu skkn một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS lạc vân huyện nho quan (Trang 29 - 31)