ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NVTTM TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hoạt động thị trường mở ở việt nam từ 2012 đến nay (Trang 31 - 34)

3.1. Định hướng phát triển NVTTM

NVTTM là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ và ngày càng được sử dụng một cách chủ yếu của NHNN. Tuy nhiên, những điều kiện, cũng như nguồn lực của thị trường tài chính Việt Nam chưa đủ để đáp ứng sự đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho công cụ này, thể hiện qua một số hạn chế: (i) hàng hóa giao dịch trên thị trường mở chưa phong phú, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu thời hạn ngắn, chứng khoán do bản thân các ngân hàng phát hành vẫn chưa được giao dịch trên thị trường này; (ii) khối lượng giao dịch GTCG còn quá nhỏ so với quy mô vốn của ngân hàng nên chưa có nhiều tác động đến cung cầu vốn trên thị trường; (iii) số lượng tham gia trên thị trường còn ít, thực tế, có không ít các NHTMCP hiện nay chưa tham gia trên thị trường mở do quy mô vốn còn bé, trình độ nghiệp vụ chưa đủ đáp ứng cũng như

chưa quen nên còn lúng túng tỏng việc tham gia đấu thầu tại thị trường tiền tệ thứ cấp này; (iv) công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu giao dịch trên thị trường mở.

Chính vì vậy, định hướng phát triển thị trường mở Việt Nam là khắc phục những hạn chế đó, thúc đẩy sự phát triển của thị trường mở nói riêng, thị trường tài chính nói chung, góp phần điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và hiệu quả.

3.2. Giải pháp phát triển NVTTM tại Việt Nam thời gian tới

Trong thời gian sắp tới, để công cụ nghiệp vụ thị trường mở phát huy hiệu quả cao hơn, thiết nghĩ cần triển khai một số biện pháp cơ bản sau:

NHNN nên đa dạng loại hàng hóa giao dịch trên thị trường. Thực tế cho thấy hàng hóa trên thị trường mở còn khá nghèo nàn, chủ yếu là tín phiếu ngân hàng. Các phương tiện giao dịch như các loại trái phiếu ngắn hạn, chứng khoán do bản than các ngân hàng phát hành… vẫn chưa được giao dịch trên thị trường này. Như vậy, NVTTM chưa thực sự có tác động lớn đến nhu cầu vốn của thị trường. Việc tăng khối lượng hàng hóa giao dịch cũng là hấp lực để thu hút nhiều tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở.Tuy rằng việc tăng thêm các loại hàng hóa trên sẽ đi cùng với rủi ro khi các tổ chức tín dụng gặp khó khăn, nhưng về một mặt nào đó, nó làm kích cầu cho toàn hệ thống khi các loại hàng hóa trở nên đa dạng hơn.

NHNN cần tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường thứ cấp về giấy tờ có giá. Hệ thống công nghệ thông tin cần được không ngừng nâng cấp nhằm hỗ trợ NHNN nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường (nhu cầu vốn của thị trường, khả năng thanh khoản của các NHTM…) để đưa ra các quyết định sát thực và chính xác. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao độ an toàn, chuẩn xác trong các hoạt động giao dịch tiền tệ, tăng hiệu quả hoạt động (nhờ rút ngắn thời gian giao dịch), cũng như các cải tiến các chương trình phần mềm ứng dụng về lưu kí giấy tờ có giá tại Sở giao dịch NHNN nhằm theo dõi và thanh toán giấy tờ có giá của NHNN và các tổ chức tín dụng.

Một vấn đề quan trọng là cần tìm giải pháp thiết thực để gia tăng hơn nữa số lượng thành viên (tổ chức tín dụng) tham gia thị trường mở. Thực tế cho thấy, thành viên tham gia thị trường mở thời gian qua đã có sự gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình. Nếu như trước đây, thị trường mở hầu như chỉ có các NHTM nhà nước tham gia, các khối ngân hàng khác còn đứng ngoài cuộc, thì hiên nay thị trường mở Việt Nam đã có sự góp

mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần… Tuy nhiên, số lượng các NHTMCP tham gia trên thị trường mở vẫn còn ở mức hạn chế. Hiện mỗi phiên giao dịch chỉ nhận được sự tham gia đặt thầu của khoảng 10- 15 tổ chức tín dụng. Đây là con số khá khiêm tốn so với số lượng tổ chức tín dụng lớn hiện đang hoạt động ở Việt Nam. Gia tăng số lượng thành viên cũng góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của NVTTM trong việc điều hành lượng tiền trong lưu thông của NHNN, nhờ đó tăng được độ sâu và độ rộng (lan tỏa) của chính sách tiền tệ.

Để làm được những việc đó, thiết nghĩ, cơ sở pháp lý cho hoạt động thị trường cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện để thu hút thành viên tham gia thị trường mở. Chúng ta biết rằng chủ thể tham gia trên thị trường rất phong phú. Ở các nước phát triển,đó là NHTW, các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, kho bạc nhà nước, các doanh nghiệp tốt, các nhà môi giới và hộ gia đình. Tuy nhiên ở Việt Nam, do quy định khá chặt chẽ nên thành viên tham gia thị trường mở đa số là các tổ chức tín dụng. Các doanh nghiệp và hộ gia đình không thể trực tiếp tham gia , mà muốn tham gia họ phải thông qua các NHTM. Một lí do khác là hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn củng cố và các ngân hàng đã được tái cơ cấu nên cũng ảnh hưởng đến khả năng tham gia thị trường. NHNN lại chưa làm tốt vai trò hướng dẫn thị trường nên việc tham gia của các tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Một số định chế tài chính như công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ… chưa hội đủ điều kiện để tham gia thị trường mở, vì vậy mà thiếu đi tính năng động trong hoạt động của thị trường này.

Chất lượng công tác dự báo, điều hành thị trường cần từng bước hoàn thiện trên cơ sở nâng cao trình độ cán bộ dự báo, cải tiến chế độ cung cấp thông tin trong và ngoài ngành với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị NHNN, các tổ chức tín dụng, các bộ ngành liên quan (Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước).

KẾT LUẬN:Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ được NHNN

Việt Nam sử dụng nhiều nhất trong điều hành CSTT vì sự linh hoạt, tác động nhanh, hiệu quả của nó đến các biến số kinh tế vĩ mô trên thị trường. Giai đoạn 2012-nay, thị trường mở diễn ra tương đối năng động, lượng tiền được bơm ra, hút vào một cách chủ động, điều này đã tác động tích cực đến thị trường: thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, lãi suất, lạm phát được kiểm soát, tỷ giá ổn định, tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế có chuyển biến tích cực… tuy vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục. Trong thời gian tới, phát triển thị trường mở cả về chiều rộng và chiều sâu, gắn với sự phát triển của thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm không chỉ của

NHNN mà còn của cả Bộ tài chính, Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác, cùng các chủ thể tham gia trên thị trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Các báo cáo trái phiếu của PG Bank năm 2012, 2013, những tháng đầu năm 2014. 2. Chỉ thị 01/2012, 2013, 2014 về điều hành CSTT

3. PGS.TS. Tô Kim Ngọc, 2012, Giáo trình “Tiền tệ - ngân hàng”, Học viện Ngân hàng, NXB Dân Trí.

4. Ths. Phạm Thị Thanh Huyền, 2011, “Cơ chế điều hành Nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam.”

Một phần của tài liệu Hoạt động thị trường mở ở việt nam từ 2012 đến nay (Trang 31 - 34)