Thời gian bắt đầu tập luyện phục hồi chức năng.

Một phần của tài liệu Một số nghiên cứu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não trên Thế giới và Việt Nam (Trang 71 - 74)

n Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)

4.3.3.Thời gian bắt đầu tập luyện phục hồi chức năng.

Các nghiên cứu về PHCN đã cho kết luận khả năng phục hồi tốt nhất của bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN xảy ra từ 3 - 6 tháng đầu tiên sau đột quỵ.

Tổ chức Y tế thế giới (1971) đã có khuyến cao là ngay từ những ngày đầu tiên sau đột quỵ, kể cả khi bệnh nhân vẫn còn hôn mê thì việc phòng chống co cứng, biến dạng co rút và các thương tật thứ cấp khác sau này cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

72

72

phải được coi trọng như là phòng chống loét và các biến chứng khác trong giai đoạn cấp. Kỹ thật chính được áp dụng tr ong giai đoạn này là kỹ thuật vị thế. Ngay từ những ngày đầu tiên, bệnh nhân được đặt nằm ở các tư thế đúng theo mẫu phục hồi, các vị thế nằm đó được thay đổi thường xuyên từ 2 - 3 giờ/lần. Kỹ thuật vị thế đúng kết hợp với tập vận động thụ động thường xuyên nữa người bên liệt mỗi ngày từ 2 - 3 lần, sau đó tuỳ theo các giai đoạn tiến triển của bệnh nhân mà ứng dụng các kỹ thuật tập luyện vận động phù hợp [47].

Nhiều tác giả qua nghiên cứu về bệnh nhân liệt nửa người cho thấy bệnh nhân nếu được bắt đầu tập luyện PHCN sớm thì kết quả phục hội sẽ tốt hơn nhiều so với bắt đầu phục hồi muộn. Tuy nhiên các tác giả chưa thống nhất thời gian bao nhiêu là sớm. Nhiều tác giả cho rằng bệnh nhân được bắt đầu tập luyện từ 1 - 6 tuần sau đột quỵ là giai đoạn sớm của PHCN.

Andersen (1950) nghiên cứu trên 82 bệnh nhân TBMMN, thấy rằng bệnh nhân nào được bắt đầu tập luyện PHCN trước 3 tháng kết quả sẽ tốt hơn so với bệnh nhân được bắt đầu tập luyện PHCN sau 3 tháng.

Kết quả của chúng tôi được nêu ở bảng 3.16 về liên quan giữa thời gian bắt đầu tập và kết quả phục hồi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới cũng như các tác giả trong nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thời gian bắt đầu tập luyện vận động càng sớm thì kết quả phục hồi về vận động nói chung cũng như các hoạt động chức năng trong sinh hoạt hàng ngày càng tốt

4.3.4. Bên liệt

Đối với bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN, tổn thương bán cầu não bên phải hay bên trái sẽ có những biểu hiện lâm sàng về khiếm khuyết và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

73

73

giảm khả năng khác nhau, ngoài liệt nửa người bệnh nhân còn có các rối loạn đặc trưng khác kèm theo.

Kết quả PHCN của bệnh nhân liệt nửa người bên phải và bệnh nhân liệt nửa người bên trái đã được nhiều chuyên gia PHCN nghiên cứu và cho nhiều đánh giá kết quả khác nhau.

Theo Trần Văn Chương, Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Vũ Bích Hạnh, Lương Tuấn Khanh và cộng sự cho thấy khả năng phục hồi về vận động giữa bệnh nhân liệt nửa người bên trái và bệnh nhân liệt nửa người bên phải hầu như không có sự khác biệt đáng kể (liệt bên phải điều trị đạt 75,9%, liệt bên trái điều trị đạt 76,9%) [6].

Sự khác nhau về khả năng liệt nửa người bên phải và liệt nửa người bên trái còn đang là vấn đề tranh luận của nhiều tác giả. Đa số các tác giả cho là không có sự khác biệt cho lắm về khả năng phục hồi giữa hai bên, nếu bệnh nhân liệt nửa người bên phải có kèm theo thất ngôn, việc phục hồi chức năng sẽ gặp nhiều khó khăn vì bệnh nhân khó hợp tác với người điều trị do không giao tiếp được thì bệnh nhân liệt nửa người bên trái lại thường bị mất điều hợp, giảm khả năng điều chỉnh thăng bằng và thường có hiện tượng không chấp nhận phía bên liệt, như vậy viêc phục hồi chức năng vận động cũng rất khó khăn và khả năng phục hồi cũng không phải là tốt.

Các nghiên cứu ở những năm 1960 và 1970 của Lorenze và các tác giả cho kết quả phục hồi chung và độc lập trong đi lại của bệnh nhân liệt nửa người bên phải và liệt nửa người bên trái không có gì khác nhau, nhưng kết quả phục hồi các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa người bên phải khá hơn so với bệnh nhân liệt nửa người bên trái [59].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

74

74

Nghiên cứu về kết quả phục hồi chung, khả năng vận động và đi lại, mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày, mức độ giảm khả năng và tàn tật. Handoyo và cộng sự (1994), cho rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa bệnh nhân liệt nửa người bên trái và bệnh nhân liệt nửa người bên phải [57].

Những nghiên cứu gần đây của các tác giả như Goldie và cộng sự (1999), cũng cho rằng tổn thương bán cầu não bên phải hoặc bên trái gây nên những biểu hiện lâm sàng khác nhau về khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật, nhưng kết quả phục hồi vận động nói chung của hai nhóm bệnh nhân không có gì khác nhau cách biệt [53].

Một số tác giả khác lại cho rằng bệnh nhân đặc biệt nửa người bên trái có nhiều rối loạn trầm trọng hơn so với bệnh nhân liệt nửa người bên phải. Về cơ bản kết quả phục hồi vận động chung của hai nhóm bệnh nhân không khác nhau nhưng khả năng phục hồi về tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa người trái kém hơn so với bệnh nhân liệt nửa người bên phải [85].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng (3.14) không thấy có sự khác biệt về khả năng phục hồi vận động giữa bệnh nhân liệt nửa người bên phải và liệt nửa người bên trái. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Do cơ thể có tính bù trừ nên liệt nửa người bên phải thì nửa người bên trái sẽ có sự điều chỉnh hoạt động bù trừ cho bên phải và ngược lại [60], [42].

Một phần của tài liệu Một số nghiên cứu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não trên Thế giới và Việt Nam (Trang 71 - 74)