NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

Một phần của tài liệu Chức năng kiểm toán với trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 26 - 28)

trọng điểm của chu trình lập, chấp hành cà quyết toán của đối tượng được kiểm toán, cụ thể phần kết quả kiểm toán, không yêu cầu kiểm toán theo chu trình vận động của ngân sách: lập, chấp hành, quyết toán mà chỉ có bảng số liệu phản ánh chênh lệch về kinh phí, về tài sản, về hoạt động sự nghiệp giữa báo cáo tài chính của đơn vị và của kiểm toán; sau đó giải thích nguyên nhân chênh lệch, nhưng lại đưa nội dung phần lập và chấp hành dự toán vào phần nhận xét, đó là điều không hợp lý làm cho kết quả kiểm toán đơn điệu, không phản ánh được tính hệ thống và bản chất của vấn đề.

Mặt khác trình độ tổng hợp và viết báo cáo của KTV hiện nay còn qúa yếu thêm vào đó việc chỉ đạo, phân công giữa KTV làm công tác kiểm toán tổng hợp của một cuộc kiểm toán và KTV viết báo cáo tổng hợp lại không đồng bộ, sử dụng chưa đúng người đúng việc. Do đó còn nhiều báo cáo kết quả kiểm toán chất lượng yếu và còn nhiều sai sót là lẽ đương nhiên.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VIÊN

1.Giải pháp tổ chức đào tạo

Theo các bước sau:

- Xác định loại hình đào tạo hợp lý: chất lượng kiểm toán nói chung và chất lượng KTV nói riêng phụ thuộc rất lớn vào loại hình đào tạo. Do vậy việc xác định loại hình đào tạo hợp lý sẽ nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra còn có các chuẩn để có được chứng chỉ một KTV thực thụ (bằng cấp, kinh nghiệm công tác, sát hạch chuẩn quốc gia... )

- Các trường đại học, học viện thuộc khối kinh tế nơi đào taọ căn bản bước đầu làm nền cho việc lập nghề kiểm toán, cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty kiểm toán cần mở chuyên ngành đào tạo kiểm toán. Trên thực tế trong những năm qua đào tạo về kiểm toán chỉ

là bước đầu trong khối chuyên sâu của kế toán nên chưa phù hợp với những nhà kiểm toán chuyên nghiệp do vậy cần thiết phải có một giáo trình độc lập về kiểm toán nhằm cung cấp cho sinh viên những cái nhìn từ tổng quan đến hệ thống về ngành kiểm toán và nghiệp vụ kiểm toán đi kèm là những môi trường thực tiễn cho sinh viên thực hành cũng như phong phú các loại tài liệu để tạo điều kiện cho sinh viên có thể đối chiếu so sánh nâng cao khả năng tư duy.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo kiểm toán và các công ty kiểm toán nhằm định hướng, giúp sinh viên kiểm tóan bước đầu làm quen với môi trường kiểm toán để có thể nhận biết được quy trình làm việc cũng như khả năng tác nghiệp.

- Phát huy vai trò, chức năng và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán và hội nghề nghiệp. Cần xác định phân nhiệm rõ ràng vai trò chức năng và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như của hội nghề nghiệp trong việc xây dựng chế độ, chính sách và các quy định khác về tiêu chuẩn tuyển dụng theo từng ngạch bậc cũng như việc thường xuyên kiểm tra khảo sát năng lực, nghiệp vụ của đội ngũ KTV.

- Cần thành lập các trung tâm bồi dưỡng chuyên sâu về kiểm toán. Hiện nay đối với kiểm toán nhà nước cũng đã thành lập trung tâm bồi dưỡng về kiểm toán và đã có những kết quả khả quan ban đầu. Ngoài ra Hội kế toán Việt Nam cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan (Bộ tài chính, bộ tư pháp, các công ty kiểm toán...), và quốc tế để thuận lợi trong việc cập nhật kiến thức cho đội ngũ KTV.

- Các công ty kiểm toán nâng cao uy tín của mình thông qua chất lượng dịch vụ, tư vấn bằng những kế hoạch cụ thể có hệ thống và dài hạn đối với đội ngũ KTV của công ty (đào tạo tại chỗ, gửi đào tạo trong và ngoài nước, kiểm tra sát hạch trình độ nội bộ.. ), thực hiện các chính sách liên kết đào tạo, liên kết thực hành với các công ty cũng như các tổ chức nghiệp vụ uy tín.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật

Bên cạnh giải pháp tổ chức đào tạo thì giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cũng rất quan trọng. Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán - kiểm toán với văn bản pháp lý cao nhất là Luật kế toán đã được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004 gồm các quy định về các vấn đề liên quan đến công tác kế toán, làm cơ sở quan trọng cho việc cung cấp dịch vụ kế toán của doanh nghiệp. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam đã được công bố cần phải kịp thời có các thông tư hướng dẫn cụ thể bảo đảm tính khả thi đối với các doanh nghiệp các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các tổ chức kinh tế. Đồng thời với việc tiếp tục xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán - kiểm toán còn lại, cần nghiên cứu xây dựng và nhanh chóng ban hành các chuẩn mực kế toán công nhằm áp dụng cho các đơn vị

hành chính sự nghiệp. Việc xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán - kiểm toán ngoài việc đảm bảo “hoà nhập quốc tế“ còn phải chú trọng đến tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và nhất thiết phải tính đến xu hướng đổi mới cơ chế, chính sách tài chính trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

3. Mở rộng diện kiểm toán bắt buộc và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ

Mở rộng diện kiểm toán bắt buộc, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức kinh tế tăng cường nhu cầu cung cấp thông tin tài chính, kế toán thông qua dịch vụ kế toán, kiểm toán. Thực hiện giải pháp này Nhà nước cần có những quy định bắt buộc các doanh nghiệp tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế phải được kiểm toán thông qua hợp đồng kiểm toán. Giá trị của BCTC chỉ được thừa nhận khi đã được kiểm toán. Tăng cường xử lý các thông tin tài chính kinh tế thông qua ý kiến tư vấn của các đơn vị, tổ chức kế toán - kiểm toán được nhà nước công nhận.

Tăng cường về số lượng và đa dạng hoá loại hình dịch vụ kế toán - kiểm toán tức là trên cơ sở tổng kết đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ kiểm toán - kế toán trong những năm qua, đúc rút kinh nghiệm và xây dựng lộ trình cho việc thành lập mới các công ty kiểm toán – kế toán. Chú trọng mở rộng loại hình các công ty chuyên sâu như các công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty nước ngoài tại Việt Nam. Bảo đảm việc thành lập công ty đơn giản, đúng thủ tục pháp lý, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty. Khuyến khích các công ty mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá sản phẩm.

Bên cạnh đó đảng và Nhà nước ta đã định hướng và giải pháp phát triển:

4. Các quan điểm phát triển kiểm toán đến năm 2010

Một phần của tài liệu Chức năng kiểm toán với trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w