Hệ thống AES giao tiếp với máy tính thông qua cổng RS232. Dữ liệu cần mã hóa ( giải mã ) và từ khóa tương ứng sẽ được truyền từ máy tính xuống Kit thông qua cổng COM. Sau khi hoàn tất quá trình mã hóa ( giải mã ) dữ liệu Ta xây dựng khối giao tiếp với máy tính dựa trên khối RX có sẵn của Xilinx Inc. Sau khối RX là khối đệm dữ liệu. Như ta đã biết đầu vào của khối AES là 128 bit trong khi dữ liệu nhận từ cổng COM là 8 bit do đó cần có khối đệm dữ liệu này. Để phân biệt đâu là từ chìa khóa đâu là dữ liệu cần mã hóa ( giải mã ) ta phải gửi thêm một byte đồng bộ: Nếu là byte “01”h thì đó là từ khóa, nếu là byte “02”h thì đó là dữ liệu.
Hình vẽ sau mô tả khối giao tiếp với máy tính:
KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu và hoàn thành đồ án em đã bước đầu nắm bắt được kiến thức cơ bản về FPGA và ngôn ngữ mô tả phần cứng VHDL. Bên cạnh đó đồ án cũng giúp em hiểu thêm về mã hoá AES mà ngày được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực công nghệ số hoá .
Các ứng dụng của FPGA ngày càng trở nên phong phú : 1. Trong giao dịch điện tử:
- Thương mại điện tử; - Ngân hàng;
- Giao dịch an toàn; - Các điểm bán lẻ. 2. Trong thông tin liên lạc:
- Mạng lưu trữ vùng; - Mạng riêng ảo; - Hội nghị truyền hình; - Các dịch vụ thoại. 3. Môi trường bảo mật:
- Thông tin vệ tinh;
- Hệ thống mạng bảo mật.
Tuy nhiên, do thời gian cũng như khả năng nghiên cứu còn có hạn nên bản đồ án này cũng không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Điện Tử Viễn Thông đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Xilinx Inc, Programmable Logic Design - Logic Hand Book.pdf 2003 [2] Peter J.Anshenden, VHDL cook book , 1990
[3] NIST, Anouncing Advanced Encryption Standard Federal, Information Processing Standard 2001.
[4] Cryptography Research, DPA Workstation Factsheet 2005. [5] http://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Encryption_Standard [6] http://en.wikipedia.org/wiki/ VHDL
[7] http://www.xilinx.com/support/library.htm [8] http://www.fpga4fun.com