Cấu tạo tiểu noãn

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật của cam sành (citrus nobilis var. typica hassk.) không hột được phát hiện ở đồng bằng sông cửu long (Trang 26)

L ời cam đoan

1.6.2.2 Cấu tạo tiểu noãn

Theo Spiegel-Roy and Goldschimidt (1996) cho rằng tiểu noãn của cam

quýt có kiểu đính dạng ngược, với lỗ noãn đối diện với trục bầu noãn. Tiểu

noãn chín gồm cuống noãn, phôi noãn, phôi tâm, túi phôi có tám nhân và hai lớp vỏ tiểu noãn.

-Cuống noãn là một cọng nhỏ mang tiểu noãn và đính tiểu noãn vào thai tòa.

-Phôi tâm (noãn tâm) là do mô cây mẹ sinh ra.

-Lỗ noãn có nhiệm vụ giúp đỡ ống phấn thoát khỏi vách và dễ dàng cho hoạt động co rút trương lên (Davis, 1999).

1.6.2.3 Sự sản sinh noãn

Nguyễn Đình Dậu (1997) cho biết noãn được sản sinh và được bảo vệ

trong nhụy. Nhụy có cấu trúc giống như một cái bình chứa một lá noãn (tâm bì) hoặc nhiều lá noãn hợp lại, noãn là nơi sản xuất ra tế bào, noãn cũng là nơi

thụ tinh. Nhụy gồm có ba phần: Nướm, vòi nhụy và bầu ở dưới đáy của nhụy;

sự phát sinh đại bào tử xảy ra trong noãn.

1.6.2.4 Sự sản sinh túi phôi

Theo Nguyễn Đình Dậu (1997), giai đoạn đầu trong sự phát triển mầm

noãn thì nguyên bào tử được hình thành mở đầu cho sự phát sinh đại bào tử.

Nguyên bào tử phát sinh tử một hoặc một số tế bào dưới biểu bì trước, tế bào

này có kích thước và nhân lớn hơn tế bào chung quanh. Nguyên bào tử phân

chia một lần tạo thành tế bào bên ngoài là tế bào tầng nuôi, tế bào bên trong là tế bào mẹ túi phôi (tế bào mẹ đại bào tử); thỉnh thoảng có hơn một tế bào mẹ túi phôi được hình thành trong noãn.

Tế bào mẹ túi phôi trải qua giảm phân hai lần cho ra bốn đại bào tử (n)

nhiễm sắc thể tương đồng xếp thẳng hàng dọc theo chiều dài của nhân. Ba tế

bào sẽ thoái hóa, tế bào thứ tư sẽ thành đại bào tử với nhân đơn bội và chuẩn

bị nguyên phân lần đầu tiên (đại bào tử này tạo sự khởi đầu của túi phôi). Sau

lần nguyên phân lần đầu tiên, hai nhân mới được hình thành và đi về các cực

của tế bào, tế bào bị kéo dài ra và phát triển thêm nữa để sản xuất ra túi phôi

kế tiếp là tế bào chất không gia tăng và không bào lớn xuất hiện. Tiếp đó, hai

nhân thực hiện hai lần nguyên phân làm xuất hiện bốn nhân ở mỗi cực nghĩa là xuất hiện giai đoạn tám nhân của túi phôi: tế bào trứng (noãn cầu) với hai trợ

cầu (tế bào kèm) nằm ở cuối lỗ noãn, tại vị trí này trứng sẽ trưởng thành và sẵn sàng thụ tinh; ba tế bào đối cầu nằm ở đầu đối diện; hai nhân phụ nằm ở

giữa túi phôi. Túi phôi với tám nhân được gọi là giao tử thực vật cái (Spiegel- Roy and Goldschimidt, 1996, trích dẫn bởi Hồ Phương Linh, 2008).

1.7 SỰ THỤ PHẤN, NẢY MẦM VÀ THỤ TINH

1.7.1 Sự thụ phấn

Thụ phấn là quá trình hạt phấn di chuyển đến nướm nhụy (Spiegel-Roy and Goldschimidt, 1996). Theo Nguyễn Đình Dậu (1997), khi các tế bào noãn trong bầu đã chín và sẵn sàng chuẩn bị cho thụ tinh, tràng hoa mở ra. Khi hoa

nở, nướm bộc lộ, hạt phấn được phát tán từ bao phấn, các hạt phấn được gió

thổi hoặc được côn trùng mang tới nướm trên cùng một hoa hoặc trên hoa khác gọi là sự thụ phấn. Các phân tử tạo thành bề mặt hạt phấn tác động qua

lại với protein và polysccharid trên nướm nhụy, nếu chúng tương hợp hạt phấn

sẽ bị kích thích để bắt đầu sinh trưởng (nảy mầm), ống phấn nảy mầm và đâm

thẳng vào túi phôi bên trong noãn. Thụ phấn bước đầu trong quá trình hình thành hợp tử: sự tiếp xúc của hai thể giao tử, lá noãn và hạt phấn có mang giao

tử (Phan Kim Ngọc và Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2000).

1.7.2 Sự nảy mầm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt

phấn

Theo Linskens (1964), hạt phấn có ba kiểu nảy mầm là:

-Một số hạt phấn chỉ cần môi trường nước cho sự biến đổi khi nảy mầm, ống phấn nhú ra khi hạt phấn có sự đáp ứng tác động năng lượng từ bên ngoài

và thường tỷ lệ nảy mầm rất thấp.

-Một cách nảy mầm khác, ngoài nước hạt phấn cần một số chất hóa học đặc biệt giống với dịch nướm nhụy là đường hoặc axit hữu cơ.

-Hạt phấn chỉ nảy mầm trong dung dịch đường với nồng độ nhất định và khác nhau ở mỗi loài.

Spiegel-Roy and Goldschimidt (1996, trích dẫn bởi Hồ Phương Linh,

2008) cho rằng hạt phấn cam quýt dính và bám chặt như những cây thụ phấn

nhờ côn trùng khác. Hoa cam quýt hấp dẫn côn trùng nhờ nhiều hạt phấn, mật hoa, đặc biệt có mùi thơm và màu sắc dễ thấy. Ong Mật là tác nhân chính trong thụ phấn chéo tự nhiên, trong khi bù lạch và nhện rất nhiều trên hoa. Gió là nhân tố thứ yếu trong thụ phấn cam quýt. Tự thụ phấn có thể xảy ra ở những

kiểu di truyền tự tương hợp bởi hạt phấn tung ra do gió hoặc tiếp xúc trực tiếp

giữa các bao phấn và nướm nhụy. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu

quả thụ phấn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển ống phấn cũng như hoạt động

của ong. Sức sống hạt phấn và khả năng sinh sản của noãn cũng bị ảnh hưởng

Theo Vũ Văn Vụ và ctv. (1998) cho rằng sự thụ phấn và thụ tinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh. Trong các điều kiện ngoại

cảnh thì nhiệt độ, ẩm độ không khí và gió là quan trọng nhất. Nhiệt độ quá

thấp hạt phấn nảy mầm kém và ống phấn không sinh trưởng, tức là ức chế quá

trình thụ phấn thụ tinh, kết quả là phôi không hình thành, hạt bị lép. Sự nảy

mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn là nhờ các chất dự trữ trong

hạt phấn, các chất dinh dưỡng từ nướm tiết ra cũng như vòi nhụy mà ống phấn đi qua.

Sự nảy mầm của hạt phấn còn phụ thuộc vào tuổi và độ chín của hạt

phấn, nhiệt độ trong suốt quá trình nở của hoa (Linskens, 1964). Điều quan

trọng là hạt phấn nảy mầm và ống phấn sinh trưởng nhờ kích thích của

phytohoocmon có bản chất auxin và gibberellin. Nhiều nghiên cứu xác nhận

rằng hạt phấn rất giàu auxin. Người ta lấy dịch chiết hạt phấn xử lý trên nướm

của một số loài cũng có thể gây ra sự sinh trưởng của bầu thành trái. Bằng phương pháp phân tích, người ta xác định rằng các chất tương tự auxin có mặt

trong hạt phấn. Tuy nhiên, hàm lượng auxin trong hạt phấn không có nhiều để

kích thích bầu lớn lên thành trái mà chỉ góp phần làm nảy mầm và sinh trưởng

của ống phấn (Vũ Văn Vụ và ctv,. 1998).

Theo Spiegel-Roy and Goldschimidt (1996), khi hạt phấn cam quýt nảy

mầm, ống phấn phát triển qua vách cứng của hạt. Ống phấn bắt đầu sinh trưởng qua nướm và vòi nhụy, hướng về phía bầu. Khi ống phấn bắt đầu sinh trưởng xuống dưới, tế bào sinh dục phân chia nguyên nhiễm để sinh ra hai tế

bào tinh tử động (tinh trùng) và nhân đơn bội. Nướm và vòi nhụy cũng đồng

thời thay đổi cấu trúc và chức năng để tạo thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt

phấn. Bề mặt của nướm và suốt dọc theo vòi nhụy cho đến noãn được phủ bởi

một mô tuyến có khả năng tiết một dung dịch đường; ống phấn mọc dài theo mô tuyến này và tiến về phía noãn. Cuối cùng, ống phấn chui vào noãn qua lỗ

noãn do sự lôi cuốn của một chất, thường là calcium và xâm nhập vào một

trong các tế bào kèm.

1.7.3 Sự thụ tinh

Theo Phan Kim Ngọc và Hồ Huỳnh Thùy Dương (2000), thụ tinh là kết

quả bởi sự hợp nhất của một nhân tinh trùng và một trứng. Sự thụ tinh xảy ra

sau khi thụ phấn. Trên cam quýt, sự thụ tinh của tế bào trứng diễn ra hai hoặc

ba ngày sau khi thụ phấn dưới điều kiện thích hợp, nhưng trong một vài

trường hợp khoảng ba đến bốn tuần (Spiegel-Roy and Goldschimidt, 1996, trích dẫn bởi Hồ Phương Linh, 2008).

Khi ống phấn chui vào lỗ noãn, hai tế bào tinh tử động thoát ra qua lỗ

tử động hòa lẫn với noãn, tạo thành một hợp tử có nhân lưỡng bội; tế bào tinh tử động thứ hai xuyên sâu vào tế bào trung tâm lớn thứ hai nhân cực cả ba

nhân này kết hợp lại với nhau tạo ra nhân tam bội, tế bào nội nhũ tam bội sẽ

phất triển thành nội nhũ, nguồn dinh dưỡng đầu tiên cho cây phôi. Toàn bộ

hiện tượng trên được gọi là hiện tượng thụ tinh kép (Spiegel-Roy and Goldschimidt, 1996).

1.8 YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1.8.1 Nhiệt độ

Theo Trần Văn Hâu (2009), một số đặc tính trái như kích thước, hình dạng, thời gian chín,... bị ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố khí hậu. Trong đó, nhiệt độ ảnh hưởng quan trọng nhất đến sự phát triển và phẩm chất của trái (Nguyễn

Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).

Theo Trần Thế Tục (2000) cho rằng nhiệt độ cần cho sinh trưởng của

cam quýt từ 12 – 39OC, thích hợp nhất ở 23 – 29OC. Nơi nhiệt độ bình quân 15OC là trồng cam quýt. Cam quýt không chịu được rét nhưng so với nhiều cây ăn trái nhiệt đới khác cam chịu lạnh khá hơn nhiều cho nên ở miền Bắc nước ta cam cũng có thể trồng ở mọi nơi. Tổng tích ôn hàng năm trên 4500OC.

1.8.2 Nước

Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2004), nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật rất lớn. Trước hết là ảnh hưởng đến sự hấp thu và

thoát hơi nước, ảnh hưởng đến sự vận chuyển các chất tan trong cây, ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cây, ảnh hưởng đến sự giãn dài tế bào, đến các hoạt động hô hấp, chuyển hóa trong cơ quan. Nước rất cần

thiết cho cam quýt trong thời kỳ ra hoa kết quả và phát triển trái mạnh (Trần

Thế Tục và ctv., 1998).

Lượng mưa hàng năm 1000 – 1500 mm và phân bố đều trồng cam tốt. Độ ẩm không khí thích hợp 70 – 80%. Trồng cam ở nơi có độ ẩm không khí

cao cho trái lớn và đều, vỏ bóng, nước nhiều, vị ngọt, ngon, màu sắc trái đẹp,

ít rụng trái. Nhưng độ ẩm quá cao sẽ thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và gây hại (Trần Thế Tục, 2000).

1.8.3 Ánh sáng

Theo Phạm Văn Côn (2003), cam quýt không ưa ánh sáng quá mạnh,

thích ánh sáng tán xạ. Ánh sáng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển có cường độ 10.000 – 15.000 lux = 0,6 Cal/cm2, tương tứng với ánh sáng lúc 8

giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều những ngày quang mây mùa hè. Tùy thuộc vào từng giống loài mà nhu cầu ánh sáng cần nhiều hay ít: chanh cần ít ánh sáng hơn quýt, quýt cần ít ánh sáng hơn cam. Theo Phạm Văn Côn (2003), muốn có

thoáng và tránh nắng. Ở những nơi này cây sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu

bệnh.

Ánh sáng tán xạ thích hợp cho cam là ánh sáng trực xạ (cường độ ánh

sáng thích hợp 10.000 – 15.000 lux). Thiếu ánh sáng cây sinh trưởng kém, khó

phân hóa mầm hoa, ít quả, dẫn đến năng suất thấp (Trần Thế Tục, 2000).

1.8.4 Đất đai

Theo Trần Thượng Tuấn và ctv. (1994), cam quýt có bộ rễ ăn cạn gần

lớp đất mặt, các rễ lông mọc ra yếu nên khả năng hấp thu chất dinh dưỡng

thấp. Cây không kén đất lắm, đất đồng bằng, phù sa ven sông, đất đồi núi đều

cso thể trồng được. Tốt nhất là đất phù sa thịt pha, mầu mỡ, thoát nước tốt và thoáng khí vì rễ cần nhiều oxy trong đất. Tầng canh tác phải dày ít nhất 0,5

mét.

Theo Trần Thế Tục (2000), vùng đất phù sa ven sông xốp, nhẹ, nhiều

màu rất lý tưởng cho cam quýt phát triển. Các loại đất phù sa cổ, ba dan, phiến

thạch, dốc tụ, v.v... trồng cam vẫn tốt, miễn là có tầng dày > 1 m, thoát nước

tốt trong mùa mưa và có mực nước ngầm thấp. Độ pH: 4 – 8, tốt nhất 5,5 – 6,5.

1.8.5 Gió

Phần lớn các loài cam quýt có thể chịu được bão nhỏ trong một thời gian

ngắn, mức độ chống chịu theo thứ tự sau: Chanh Yên, chanh Ta, chanh Tây,

bưởi, cam Ngọt, cam Chua, quýt, quất (Fortunella) và Ba lá (Poncirus trifoliata) (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011).

Theo Vũ Công Hậu (2000), gió nhẹ thì có lợi vì làm cho không khí luân chuyển, độ nhiệt điều hòa, các thành phần khí như hơi nước, CO2 trộn đều có

lợi cho hoạt động của bộ lá... Gió to nguy hiểm nhất là gió bão, lá có thể bị bứt đi, trái to cọ sát vào nhau gây thương tích, tạo của ngõ cho sâu bệnh xâm nhập.

Cành có thể gãy, cây đổ.

Khi lập vườn cũng cần lưu ý hướng gió có hại (như hướng gió Tây Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long) để bố trí trông cây chắn gió, giúp điều hòa được không khí trong vườn, giảm đổ ngã, cây thụ phấn tốt trong mùa hoa nở

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014

Địa điểm: Xã Đông phước, Huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm

Bảy cây cam Sành không hột vừa phát hiện được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 7 và bảy cây cam Sành có hột bình thường được chọn làm đối chứng và

đánh sốtương ứng từ 1’ đến 7’. Các cây đối chứng được chọn ở từng vị trí của

cây cam Sành không hột (vị trí liền kề) có số tuổi bằng nhau, độ lớn tương đương nhau và có cùng điều kiện canh tác.

2.2 PHƯƠNG PHÁP

2.2.1 Bố trí khảo sát

Từng cá thể cam Sành không hột được so sánh với cam Sành có hột (đối

chứng) ở vị trí liền kề (tương ứng: 1 với 1’, 2 với 2’, 3 với 3’, 4 với 4’, 5 với

5’, 6 với 6’ và 7 với 7’) và mẫu được thu thập hoàn toàn ngẫu nhiên, từ 10 – 30 lần lặp lại.

Đánh giá nhóm cam Sành không hột so sánh với nhóm cam Sành có hột (đối chứng) theo bố trí khối (cặp tương ứng) với 7 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây.

2.2.2 Khảo sát đặc tính hình thái thực vật

Các đặc tính hình thái thực vật: Đặc tính thân cành, đặc tính lá, đặc tính hoa và đặc tính trái được khảo sát theo mô tả của IPGRI (1999). Được mô tả

chi tiết ở Phụ chương 1.

2.2.3 Phương pháp xử lý thống kê

Các số liệu từ các khảo sát được tính trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm định Student test (T) hoặc Chi bình phương (χ2) với mức ý nghĩa 5% bằng

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Sự sinh trưởng của cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối

chứng)

Quá trình sinh trưởng có thể được xem như là sự tăng lên về mặt kích thước, về mặt trọng lượng và số lượng (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Sự sinh trưởng của hai nhóm cam Sành không hột và cam Sành có hột (đối chứng) được đánh giá qua đường kính gốc tháp, đường kính thân tháp, tỷ

số đường kính thân/đường kính gốc tháp, chiều cao cây và chiều rộng tán cây.

3.1.1 Sự tăng trưởng của đường kính gốc tháp

Bảng 3.1 Đường kính gốc tháp (mm) của cam Sành không hột và cam Sành có hột

(đối chứng) tại Hậu Giang, năm 2013 – 2014

Thời gian Ký hiệu cây 6/2013 7/2013 8/2013 9/2013 10/2013 11/2013 12/2013 01/2014 02/2014 Cam Sành không hột 1 87,9 88,4 88,9 90,5 92,1 93,8 95,4 96,6 97,0 2 91,5 93,4 93,6 94,2 95,4 95,7 96,0 97,4 97,5 3 96,3 98,6 99,0 100, 100,6 102,0 103,3 104,2 105,0 4 81,2 82,4 83,5 85,2 86,8 87,0 87,1 88,0 89,0 5 71,0 72,1 73,8 74,5 75,9 76,5 77,0 77,3 78,4 6 66,2 68,2 71,0 72,9 74,1 76,0 77,9 78,9 79,6 7 - - 66,2 67,0 68,1 69,2 70,4 71,6 71,7 TB 82,3 83,9 82,3 83,5 84,7 85,7 86,7 87,7 88,3 Sd 11,8 11,9 12,3 12,3 12,2 12,1 12,1 12,2 12,2 Cam Sành có hột 1’ 89,7 91,1 92,2 94,8 95,5 97,0 98,5 99,6 100,9 2’ 85,4 87,5 88,1 89,3 89,8 90,0 90,2 90,2 90,8 3’ 58,9 60,3 61,1 62,0 62,3 62,8 63,2 64,0 64,6 4’ 85,8 86,7 87,4 88,2 88,9 89,4 89,8 91,5 92,9

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng và đặc tính hình thái thực vật của cam sành (citrus nobilis var. typica hassk.) không hột được phát hiện ở đồng bằng sông cửu long (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)