TƯ TƯỞNG “VÌ NGƯỜI” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG NHÀ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đạo đức CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH mới (Trang 38 - 46)

công nghệ mới Trong quân đội, phải xác định rõ mục tiêu cách mạng của Đảng và lý tưởng chiến đấu của thanh niên

2.5. TƯ TƯỞNG “VÌ NGƯỜI” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG NHÀ

YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà lãnh đạo kiệt xuất, anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mà còn là nhà giáo dục vĩ đại. Giá trị và ý nghĩa bản Di chúc của Người đã toát lên điều đó. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa, chăm lo nguồn nhân lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau chiến tranh. Người coi đổi mới chế độ giáo dục, chấn hưng nền giáo dục nước nhà phải bắt đầu từ việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho cách mạng.

Những dòng tâm huyết của Bác về giáo dục đã phản ánh giá trị nhân văn cao cả, giá trị giáo dục sâu sắc: Tất cả vì con người. Tư tưởng ấy là sự kết tinh của văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với toàn bộ sự nghiệp “trồng người”, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở định hướng cho sự nghiệp chấn hưng nền giáo dục đất nước nói chung và công tác giáo dục – đào tạo trong các nhà trường quân đội nói riêng.

đó, các nhà trường quân đội đã không ngừng hoàn thiện mục tiêu, nội dung và quy trình đào tạo, dành sự quan tâm thường xuyên đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên những hạn chế về trình độ chuyên môn, tình yêu nghề nghiệp và kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học của đội ngũ giảng viên, là nguyên nhân chủ yếu làm cho sự đổi mới về phương pháp dạy học chưa mạnh, chưa vững chắc và hiệu quả không cao…ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của người học và chất lượng giáo dục – đào tạo trong các nhà trường quân đội những năm vừa qua.

Vì vậy, học tập và làm theo tư tưởng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng con người như lời Bác dạy trong Di chúc, đội ngũ giảng viên các nhà trường quân đội cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo phát triển cả chiều sâu và diện rộng; muốn vậy cần quán triệt, thực hiện tốt những yêu cầu sau:

Trước hết, các giảng viên cần tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học góp phần nần cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường quân đội.

Học tập và làm theo tư tưởng giáo dục vì con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi giảng viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ toàn diện, nhất là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, điều kiện cơ bản để đối mới phương pháp dạy học, đem lại sự phát triển trí tuệ, kỹ năng cho học viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong nhà trường quân đội, giảng viên là lực lượng quan trọng, giữ vai trò chủ chốt, quyết đínhự thành công của đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.

Kiến thức của người thầy được ví như “nguyên vật liệu” không có vật liệu tốt thì không có sản phẩm chất lượng tốt. Song bấy lâu nay,chúng ta tìm mọi cách để đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, nhưng chưa trú trọng đầy đủ đến động viên và yêu cầu các giảng viên tích cực học tập, nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn, nên công việc này gặp không ít khó khăn. Do đó, vì sự phát triển, tiến bộ của học viên, mỗi giảng viên cần phải không ngừng học tập,

yêu cầu: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình…Người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất”.

Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm không dễ, không có kiến thức sâu rộng và hiểu biết về quy trình, kỹ năng sử dụng phương pháp mới thì người thầy không thể sử sụng linh hoạt, mềm dẻo chúng để đem lại hiệu quả cao; đồng thời không thể lôi cuốn học viên tích cực đào sâu, mở rộng kiến thức. Do vậy, sự hiểu biết sâu sắc của giảng viên về kiến thức chuyên ngành, về bản chất, quy luật, nguyên tắc của quá trình dạy học, kết hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống, hiện đại…là những yêu cầu cơ bản của giảng viên, thể hiện việc học tập và làm theo tư tưởng giáo dục vì con người theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hai là, vì sự phát triển, tiến bộ của học viên, cán bộ, giảng viên cần có tình yêu nghề nghiệp sâu sắc, chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường quân đội.

Quán triệt tư tưởng giáo dục vì con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, giảng viên trong nhà trường quân đội phải không ngừng phán đấu, rèn luyện xây dựng cho mình tình yêu nghề nghiệp, lòng say mê, miệt mài, tìm tòi, đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục – đào tạo trong nhà trường.

Tình yêu nghề nghiệp của người thầy cũng là vì con người, sự nghiệp “trồng người”; bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến ý thức, tình cảm nghề nghiệp của học viên, nó đặt nền móng và tiếp sức cho người học trong suốt quá trình phấn đấu, trưởng thành và hoàn thiện năng lực, phẩm chất của người cán bộ quân đội.

Mỗi bài giảng tốt là thể hiện tình cảm nghề nghiệp, kết quả của quá trình lao động và sáng tạo của người thầy. Đánh giá người thầy phải căn cứ vào đánh giá chất lượng học tập của nhiều lớp, nhiều thế hệ học viên. Đối với thầy, không gì cao quý hơn là sự kính trọng và tôn vinh của các thế hệ học viên dành cho họ; những người thầy như thế thực sự là nòng cốt góp phần nâng cao chất lượng

Trong nhà trường quân đội, không thiếu những người thầy mẫu mực về lòng yêu nghề, về trình độ, năng lực chuyên môn, do đó cần phát hiện, nhân rộng trở thành tấm gương cho đồng nghiệp và học viên noi theo.

Ba là, đổi mới phương pháp dạy học, cần yêu cầu giảng viên kết hợp vận dụng các phương pháp truyền thống và hiện đại nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong học tập.

Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại nhằm phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của mỗi học viên, cũng là sự quán triệt, học trong học tập của mỗi học viên, cũng là sự quán triệt, học tập và làm theo tư tưởng giáo dục vì con người trong Di chúc của Bác.

Sinh thời, khi bàn về “Huấn luyện như thế nao?”, Người cho rằng: “Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề. Nhưng hiểu thấu cũng có nhiều cách: có cách hiểu thấu thật tỉ mỉ, nhưng dạy theo cách đó thì phải tốn nhiều thì giờ. Trái lại cũng có cách dạy bao quát mà vẫn làm cho người học hiểu thấu được”. Quan điểm đó cần được quán triệt trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, không nên vận dụng dàn trải các phương pháp, vì mỗi loại có ưu, nhược điểm, vai trò chức năng riêng và chỉ thích hợp với tính chất từng nội dung, đối tượng cụ thể. Đổi mới phương pháp dạy học phải biết kết hợp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên trong nhận thức nội dung bài học, tránh vận dụng dàn trải. Tích cực triển khai sử dụng những phương pháp dạy học mới, khắc phục lối dạy học “thầy đọc trò chép” đang tồn tại trong nhiều tiết học hiện nay.

Để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học viên, không chỉ là sự kết hợp vận dụng các phương pháp dạy học, mà thầy giáo còn phải hướng dẫn họ sử dụng sách, gợi mở cho họ cách đọc, phân tích khái niệm và mở rộng kiến thức, như thế vừa khắc phục nạn “đọc chép”, vừa gây hứng thú và thói quen học tập khoa học cho họ. Thầy giáo giỏi là người luôn đổi mới bài giảng, mỗi giờ học trên lớp lại có những điều mới; với mỗi đối tượng học viên lại có cách tổ chức học tập thích hợp. Dù khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng trong giờ

biết sử dụng chúng để hỗ trợ, làm tăng hiệu quả giờ học. Như vậy, nâng cao chất lượng dạy học, không chỉ là ở cơ sở vật chất mà một phần quan trọng là nâng cao chất lượng của chính người thầy.

Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên, vì con người, vì sự nghiệp giáo dục – đào tạo, không thể coi đó là công việc của những cuộc thi đua có thời hạn; mỗi nhà trường và giảng viên phải coi đây là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, do đó cần chuẩn bị chu đáo, dài hơi và rút kinh nghiệm kịp thời, nghiêm túc. Đồng thời, đây là hoạt động thực nghiệm khoa học, nên cần động viên, khích lệ cái mới, tránh định kiến và nên lấy ý kiến đóng góp của học viên làm cơ sở để điều chỉnh, khắc phục những hạn chế về phương pháp dạy học của người thầy.

Bốn là, các nhà trường cần đảm bảo đủ số lượng giảng viên, nguồn lực trực tiếp của đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “Bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp, bậc học”. Quán triệt và thực hiện quan điểm này, các nhà trường quân đội cần coi trọng cả về số lượng giảng viên phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo hiện nay.

Sự chuyển biến chưa mạnh trong đổi mới phương pháp dạy học nhiều năm qua, còn có một nguyên nhân quan trọng là sự thiếu hụt lực lượng giảng viên. Khi chưa đủ số lượng, họ phải dạy nhiều giờ trong năm học, đương nhiên không còn thời gian học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và tìm tòi cải tiến phương pháp.

Trong điều kiện hiện nay, để góp phần học tập và làm theo tư tưởng giáo dục vì con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ cán bộ, giảng viên trong nhà trường quân đội cần quán triệt và thực hiện tốt những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học. Đó là việc làm thiết thực để đưa tư tưởng giáo dục vì con người trong Di chúc của Bác thành hiện thực. Có làm như vậy, chúng ta mới có được đội ngũ chính ủy, chính trị viên là những người vừa

trong thời kỳ mới. Đó cũng là việc làm thiết thực đưa cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi đến thành công tốt đẹp.

KẾT LUẬN

Học tập phong cách của Bác khi đến với người dân, với cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, với khách quốc tế và mọi đối tượng Bác luôn gần gũi, đồng cảm thân thiết ân tình như chính về gia đình mình vậy được mọi người kính yêu và cảm phục.

Học tập Bác về đức tính giản dị, đạo đức trong sáng Bác luôn đặt mình cũng bình thường như mọi người dân để cảm hóa và hòa đồng với mọi đối tượng của một vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước càng trở nên vĩ đại.

Khi hướng dẫn cho cấp dưới phải bằng những việc làm cụ thể rèn luyện phẩm chất, nhân cách con người. Rèn luyện cho cán bộ chiến sỹ cái đức: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH.

Biết quan tâm đến đời sống nhân dân, lo cho mọi người trước khi lo cho mình, đặt lợi ích của tập thể lên trên hết. Bác luôn lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

Đọc chuyện tôi cứ nhớ mãi câu nói của Bác: “…Ta phải biết tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo”. Bác phê bình mà không gay gắt, sâu sắc mà chất chứa tình cảm chân thành. Mỗi cán bộ chúng ta khi nghe lời dạy đều cảm nhận được lòng vị tha tình cảm nhân ái khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người của Bác. Bác quan tâm đến đời sống nhân dân đến sinh mệnh đất nước. Đó là mục tiêu cao cả của cuộc cách mạng mà Bác và nhân dân ta đang hướng tới.

Với cương vị là người Chiến sỹ cách mạng, người giáo viên làm nhiệm vụ giáo dục quốc phòng trước hết bản thân tôi cần phải rèn luyện:

- Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giữ vững và phát huy phẩm chất “anh bộ đội cụ Hồ”.

- Tích cực gương mẫu thực hiện tốt phong trào “4 không” do Bộ giáo dục và nhà trường phát động nhằm góp phần xây dựng cái Đức CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH cho bản thân và cho học sinh, sinh viên xây dựng con người, quê hương đất nước theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tích cực tuyên truyền trong cơ quan, đơn vị nhà trường và nhân dân thực hiện tốt phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tích cực lao đông, học tập, công tác với tinh thần sáng tạo lao động có năng suất, chất lượng hiệu quả cao, biết quý trọng lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân không xa hoa lãng phí, không phô trương hình thức. Biết sử dụng có hiệu quả lao động, vật tư, tiền vốn cảu Nhà nước của tập thể, của cá nhân.

- Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Phải loại bỏ thói chạy theo danh vọng, địa vị giành dật lợi ích cho mình, lạm dụng chức vụ,

thắn trung thực, bảo vệ chân lý bảo vệ đượng lối quan điểm cảu Đảng, bảo vệ người tốt, không bao che dấu diếm khuyết điểm.

- Kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ vị kỷ nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít. Đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, các tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO dục đạo đức CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN TRONG TÌNH HÌNH mới (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w