Một câu nói rất hay mà tôi đã từng nghe:
“Hai người có thể cùng nhìn vào một vật, nhưng những gì họ thấy là khác nhau hoàn toàn”
Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao,
luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến.
Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra.
Giải lao, giải trí, tiêu khiển: một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa.
Ở đây cần nhớ rằng: Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao.
Sinh viên Kiến trúc đã đang và sẽ ngày càng vững bước hơn trên mọi lĩnh vực,từng bước khẳng định bản thân để xứng đáng hơn với vai trò Công dân Việt Nam
PHẦN IV:
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, phải nghiêm túc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực công tác, thực hiện tốt các nhiệm vụ cách mạng trọng đại của Đảng, của Nhà nước ta trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đối với thế hệ trẻ nói chung, với học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng và đại học nói riêng, cần đặc biệt coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, đặc biệt là giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo sinh viên thành những chiến sĩ đi tiên phong trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn và to đẹp hơn như Di chúc của Người để lại: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
Là những học sinh, sinh viên, thế hệ trẻ của đất nước, những chủ nhân tương lai vào thế kỷ 21 trong xu thế “toàn cầu hóa” trên tinh thần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trước hết chúng tôi cần phải ý thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của chính bản thân mình và cho toàn xã hội. Giáo dục định hướng cho những tương lai của đất nước những hướng đi, những nhận thức đúng đắn, sáng suốt, những tri thức khoa học, xã hội,… để từ đó mỗi chúng em có những trang bị cần thiết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh “Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (Hồ Chí Minh ). Hơn nữa, tự bản thân cần phải chăm chỉ học tập, nâng cao ý thức tự học, vạch ra và thực hiện những kế hoạch phát triển bản thân, không ngừng học hỏi và trau dồi rèn luyện kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ xảo, nâng cao khả năng sáng tạo đồng thời rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỉ luật, kĩ năng sống, giúp đỡ bạn bè cùng nhau tiến bộ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội nhằm nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ. Ngoài những yếu tố trên còn cần phải rèn luyện sức khỏe để trở thành con người khỏe mạnh, không ngại khó khăn có niềm tin hơn vào chính mình và cuộc sống. "Mỗi một người dân yếu ớt,
tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”. Nhờ có câu nói này của Bác, bản thân tôi đã chăm chỉ rèn luyện sức khỏe và khả năng nhanh nhạy hơn trong trong học tập và nhận thức. Những điều đó giúp tôi phát triển toàn diện, có đức, có tài, chân-thiện-mĩ.