- Công tác chuẩn bị kiểm toán: Công tác chuẩn bị trước khi bước vào kiểm toán
là một giai đoạn hết sức quan trọng của một cuộc kiểm toán nhưng thực tế thời gian bỏ ra để thực hiện giai đoạn này quá ngắn ngủi. Vì tính chất quan trọng của chi phí, KTV nên thực hiện giai đoạn này một cách rõ ràng và cụ thể hơn, cần phân tích một cách sâu sắc hơn và đưa ra hướng đi đúng cho cuộc kiểm toán.
- Tìm hiểu thông tin khách hàng: Biết rõ về khách hàng sẽ giúp cuộc kiểm toán
diễn ra suông sẻ và tốt đẹp, hạn chế được phần nào rủi ro ẩn chứa.
Đối với những khách hàng mới yêu cầu kiểm toán lần đầu, KTV nên tham khảo ý kiến của công ty kiểm toán tiền nhiệm và tìm hiểu lý do vì sao khách hàng lại không tiếp tục yêu cầu công ty kiểm toán tiền nhiệm thực hiện dịch vụ.
75 Đối với những khách hàng thân thiết nên phân công những KTV mới tham gia kiểm toán để tránh vi phạm tính độc lập và cũng giúp cho cuộc kiểm toán có hướng đi mới.
- Tính độc lập của KTV: Việc bố trí KTV kiểm toán ở những khách hàng thân
thiết để chiều lòng khách hàng nhằm tạo thiện cảm với khách hàng. Vì thế việc đổi KTV mới tham gia công tác kiểm toán tại những khách hàng đó thật sự rất khó khăn, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty kiểm toán.
Nếu tiếp tục như thế thì vi phạm tính độc lập của kiểm toán, công ty kiểm toán nên cân nhắc kỹ hơn trong việc phân công KTV tiền nhiệm xuống khách hàng.
- Trách nhiệm kiểm toán đối với khách hàng: Công ty kiểm toán nên luân phiên
thay đổi KTV xuống kiểm toán ở những khách hàng thân thiết để công việc đánh giá khách hàng khi kiểm toán được chính xác hơn. Bên cạnh đó còn có thể giúp KTV có những sáng tạo mới, phát hiện mới trong cuộc kiểm toán tại khách hàng.
- Thời gian và yêu cầu kiểm toán: Công ty kiểm toán nên đưa ra thời hạn kiểm
toán và phát hành báo cáo kiểm toán với khách hàng nhằm đảm bảo công việc kiểm toán được diễn ra một cách tốt nhất. Ngoài ra, KTV nên xem xét yêu cầu của khách hàng thật cẩn thận để định hướng tình hình và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.