Xu hướng phát triển văn hoá trọng tài thương mại quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ TOÀ ÁN.

1.2. Xu hướng phát triển văn hoá trọng tài thương mại quốc tế.

Trong những năm gần đây, trong xu thế hội nhập của kinh tế quốc tế, nhiều chuyên gia trọng tài quốc tế thường bàn luận nhiều đến khái niệm "văn hoá trọng tài quốc tế".

Cho đến nay "văn hoá trọng tài quốc tế" không phải là một khái niệm thống nhất trong cách nhìn nhận của các quốc gia khác nhau. Trước hết người ta cần quan niệm đó là một xu hướng chung trong lĩnh vực trọng tài quốc tế nhằm không chỉ tăng cường sử dụng bất kỳ loại hình trọng tài nào mà là hình thức trọng tài phục vụ cho khái niệm văn hoá. Người ta sử dụng khái niệm trọng tài khi họ thấy rằng nó có ý nghĩa lớn hơn các hình thức giải quyết tranh chấp khác.Các hình thức giải quyết tranh chấp khác thường bao gồm: xét xử tại một toà án quốc gia, thương lượng bởi các bên tranh chấp với nhau hoặc hoà giải với sự tham gia của người thứ ba.

Quá trình trọng tài dẫn đến một quyết định ràng buộc của một trọng tài viên, trong khi thương lượng hoặc hoà giải không dẫn đến một quyết định giải

quyết tranh chấp bởi vì kết quả của nó còn tuỳ thuộc vào sự thoả thuận giữa các bên. Nếu không có trọng tài thì việc xét xử tại toà là giải pháp lựa chọn duy nhất, khi các bên không tự thoả thuận được với nhau về cách giải quyết tranh chấp và tối thiểu một trong các bên có tranh chấp muốn làm sao để cho các quyền mà mình cho là hợp pháp phải được công nhận hoặc thi hành. Hay nói cách khác ít nhất phải có một bên tranh chấp muốn đưa vụ kiện ra toà để giải quyết bằng pháp luật. Tuy nhiên với khả năng sử dụng trọng tài. Bên tranh chấp có thể tránh được việc xét xử và vẫn có thể có một quyết định ràng buộc đối với các bên khi thoả thuận đưa tranh chấp ra trọng tài. Hiện nay, thực tế kinh doanh quốc tế cho thấy một chiều hướng khá phổ biến đó là trọng tài nói chung được ưa chuộng hơn là xét xử tại một toà án quốc gia.

Trọng tài có đặc điểm của cả xét xử và trọng tài. Một quyết định mang tính ràng buộc làm cho nó giống với xét xử. Nhưng trọng tài cũng có đặc điểm của hoà giải, vì nó dựa trên cơ sở một thoả thuận của các bên tranh chấp. Một quyết định ràng buộc chiếm vị trí ưu tiên trong khi đặc điểm thoả thuận thường chỉ thấy vào thời điểm ký kết hợp đồng mà trong đó có bao hàm cả điều khoản trọng tài. Vào thời điểm đó, không hề có tranh chấp hiện diện hoặc đoán trước là sẽ nghiêm trọng. Điều đó là ngoại lệ (cho dù đôi khi nó cũng xuất hiện) vì các bên có tranh chấp ký kết một thoả thuận trọng tài. Hơn nữa, xét xử và trọng tài cùng chia sẻ một điểm chung đó là cả hai loại hình này đều liên quan nhiều hay ít đến tranh tụng và các thủ tục đối kháng. Cuối cùng, trọng tài ngày càng trở nên giống xét xử bởi vì ở khắp nơi người ta đều tin rằng trọng tài viên phải vận dụng các quy định pháp luật về nội dung khi giải quyết tranh chấp hơn là quyết định tư tưởng pháp chế hoặc công bình phán định trừ khi các bên thoả thuận rõ ràng như vậy. Bởi vậy, trọng tài có xu hướng trở thành xét xử nhưng chỉ với một cái tên khác đi. Trọng tài có thể xích lại gần hoà giải nếu các bên tranh chấp trao quyền cho trọng tài viên quyền làm người trung gian hoà giải. Nếu điều này xảy ra, một trọng tài viên có thể đưa ra giải pháp thích hợp, chẳng hạn như là một hoà giải viên với sự nhân nhượng lẫn nhau. Đó cũng vẫn còn là trọng tài, nhưng

nó đã trở nên gần giống với hoà giải hoặc trung gian hoà giải cả trong kết quả về nội dung và thủ tục.

Các nước Châu á nói chung có truyền thống ưa chuộng sử dụng biện pháp hoà giải trong giải quyết tranh chấp. Chính vì lẽ đó, mà trong lịch sử pháp luật Việt Nam, chúng ta có truyền thống giải quyết tranh chấp bằng hoà giải. Hoà giải đã trở thành văn hoá hay chúng ta có thể gọi là văn hoá hoà giải. Còn về văn hoá trọng tài thì rõ ràng là chưa được hình thành rõ rệt. Bằng chứng đó là qua thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế từ trước tới nay, trọng tài thương mại thường ít được sử dụng. Mặc dù chúng ta đã có tiếp cận ít nhiều với các vụ việc trọng tài quốc tế, song cách ứng xử của đại đa số các bên có liên quan trong các vụ tranh chấp vẫn coi trọng vào việc hoà giải. Điều này thể hiện trong con số thống kê các vụ việc mà các tổ chức trọng tài quốc tế của ta từ trước đến nay đã giải quyết. Theo báo cáo của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam năm 1997, thì trong thời gian từ khi thành lập đến năm 1997, số vụ việc hoà giải chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số vụ việc đã thụ lý 21/83 vụ (tức gần 1/4). Còn theo báo cáo của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam năm 2004, trọng nhiệm kỳ 1998 - 2001, Trung tâm đã thụ lý 74 vụ kiện, trong đó đã xét xử, ra phán quyết 45 vụ, ra quyết định công nhận hoà giải 9 vụ, nguyên đơn rút đơn kiện 13 vụ.

Như vậy, con số thống kê từ thực tế giải quyết tranh chấp cho thấy, Việt Nam cũng giống như các quốc gia Châu á khác có truyền thống ưa chuộng hoà giải trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra hiện nay, chúng ta không thể không tính tới một xu hướng hoà nhập với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế mà nhiều quốc gia Châu á khác đã đi đầu như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc...đó là sẵn sàng ứng xử theo xu hướng trọng tài quốc tế khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w