0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH SX TM UYÊN PHÁT (Trang 30 -30 )

2013, 2014

1.3.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phương pháp này áp dụng thích hợp với trường hợp CPNV TT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX, sản lượng SPDD giữa các kỳ kế toán ít biến động.

Trị giá SPDDCK tính theo phương pháp này chỉ gồm trị giá thực tế NV TT d ng cho sản xuất SPDD, các chi phí chế biến (CPNCTT, CPSXC) tính toàn bộ cho SPHT trong kỳ.

Công thức tính Giá trị SPDDCK = CPSX DDĐK + CPNVLTT phát sinh x Số lượng SPDDCK Số lượng SPHT + Số lượng SPDDCK

Công thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, CPNV TT được bỏ vào ngay từ đầu của quy trình công nghệ sản xuất.

18

Trường hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất thì trị giá sản phẩm làm dở chỉ tính theo CPNV chính trực tiếp bỏ vào từ đầu quá trình sản xuất.

Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, gồm nhiều giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, SPHT của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế tạo của giai đoạn sau, thì trị giá SPDD ở giai đoạn đầu tính theo CPNV TT và trị giá SPDD ở các giai đoạn sau được tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang.

Ưu điểm: Tính toán đơn giản, khối lượng tính toán ít.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao bởi CPSX tính cho trị giá SPDD chỉ bao gồm

khoản mục CPNVLTT.

1.3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lƣợng hoàn thành tƣơng đƣơng

Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng CPSX và sản lượng SPDD biến động nhiều giữa các kỳ kế toán. Nội dung và phương pháp:

Căn cứ sản lượng SPDD và mức độ hoàn thành để quy đổi sản lượng SPDD thành sản lượng SPHTTĐ. Công thức: Giá trị SPDDCK = CPSX DDĐK + CPNVLTT phát sinh x Số lượng SPDDCK HTTĐ Số lượng SPHT + Số lượng SPDDCK HTTĐ Số lượng SPDDCK HTTĐ = Số lượng SPDDCK + Tỉ lệ hoàn thành của SPDDCK

Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phương pháp đánh giá

19

Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của

SPDD trên các công đoạn của dây chuyền công nghệ sản xuất khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan.

Trường hợp sản phẩm sản xuất có sản lượng SPDD trên các khâu của dây chuyền sản xuất tương đối đều đặn, có thể đơn giản hoá xác định mức độ hoàn thành chung cho tất cả SPDD là 50%. Phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản lượng SPDD theo 50% chi phí, thực chất đây cũng là phương pháp đánh giá SPDD theo sản lượng SPHTTĐ.

1.3.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức

Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng được hệ thống định mức CPSX hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá SPDD theo phương pháp CPSX định mức.

Trước hết, kế toán phải căn cứ vào sản lượng SPDD đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính CPSX theo định mức cho sản lượng SPDD ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo từng loại sản phẩm. Trong phương pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lượng SPDD còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng. Công thức: CPSX SPDDCK = Chi phí định mức x Số lượng SPDDCK x Tỉ lệ hoàn thành của SPDDCK

Ưu điểm: Tính toán nhanh vì đã lập các bảng tính sẵn giúp cho việc xác định CPSX DDCK được nhanh hơn.

Nhược điểm: Mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí

định mức được.

1.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm 1.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

1.4.1.1. Nguyên tắc hạch toán

Việc tổng hợp CPSX phải được tiến hành theo một trình từ hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác kịp thời.

20

Phản ánh CPSX, kinh doanh phát sinh trong kỳ; CPSX, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; CPSX, kinh doanh DDĐK, cuối kỳ của các hoạt động SXKD chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Tài khoản 154 cũng phản ánh CPSX, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

Các CPSX được tổng hợp vào tài khoản 154 gồm:

- CPNVLTT

- CPNCTT

- Chi phí sử dụng máy thi công (đối với hoạt động xây lắp).

- CPSXC

1.4.1.2. Tài khoản sử dụng và kết cấu

TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Kết cấu TK 154:

ên ợ:

- Các CPNV TT, CPNCTT, chi phí sử dụng máy thi công, CPSXC phát sinh trong kỳ

liên quan đến SXSP và chi phí thực hiện dịch vụ.

- Các CPNV TT, CPNCTT, chi phí sử dụng máy thi công, CPSXC phát sinh trong kỳ

liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ.

- Kết chuyển CPSX, kinh doanh DDCK (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn

kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên Có:

- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán,

tiêu d ng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động xây dựng cơ bản.

- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ

tiêu thụ trong kỳ, hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ), hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ.

- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.

21

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và CPSXC cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ SXSP dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển CPSXC cố định vào TK 154 đến khi SPHT mới xác định được CPSXC cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh DDĐK (trường hợp doanh nghiệp hạch toán

hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên ợ: CPSX, kinh doanh còn DDCK.

Sơ đồ 1.4. Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất (theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên)

22

1.4.1.3. Phƣơng pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

 Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí nguyên vật liệu trên mức bình thường). Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 –Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí nhân công trên mức bình thường). Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ CPSXC (CPSXC biến đổi và CPSXC cố định) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định CPSXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho m i đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản CPSXC cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số CPSXC cố định thực tế phát sinh lớn hơn CPSXC cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần CPSXC cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm).

Có TK 627- Chi phí sản xuất chung.

Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi: Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

23

Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388). Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC sang TK 154, khi xác định được chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và CPSXC cố định không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và CPSXC cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154).

Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi: Nợ TK 155 – Thành phẩm.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay hoặc tiếp tục xuất dùng cho hoạt động XDCB không qua nhập kho, ghi:

Nợ các TK 641, 642, 241...

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Trường hợp sau khi đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, nếu nhận được khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) liên quan đến nguyên vật liệu đó, kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NV đã xuất d ng để sản xuất sản phẩm dở dang:

24

Có TK 154 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NV đã xuất d ng để sản xuất sản phẩm dở dang).

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có). Kế toán sản phẩm sản xuất thử:

- Các CPSX sản phẩm thử được tập hợp trên TK 154 như đối với các sản phẩm khác.

Khi thu hồi (bán, thanh lý) sản phẩm sản xuất thử, ghi: Nợ các TK 111, 112, 131...

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

- Kết chuyển phần chênh lệch giữa CPSX thử và số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản

phẩm sản xuất thử:

 Nếu CPSX thử cao hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi tăng giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 241 – XDCB dở dang.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

 Nếu CPSX thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, kế toán ghi giảm giá trị tài sản đầu tư xây dựng, ghi:

Nợ TK 154 – Chiphí sản xuất kinh doanh dở dang. Có TK 241 – XDCB dở dang.

Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (sản phẩm điện, nước...), ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

 Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Có TK 631 – Giá thành sản xuất.

25

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

1.4.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm

1.4.2.1. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp trực tiếp (giản đơn)

Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã tập hợp (theo khoản mục chi phí) c ng với giá trị SPDDĐK và giá trị SPDDCK để tính ra giá thành sản phẩm. Đây là phương pháp tính giá thành sản phẩm áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn và CPSX một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Được tính theo công thức sau:

Giá thành sản xuất tổng sản phẩm = CPSX của sản phẩm DDĐK + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX DDCK - Các khoản làm giảm CPSX

Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm =

Giá thành sản xuất tổng sản phẩm Tổng SPHT

1.4.2.2. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng 1 quy trình công nghệ sản xuất có kết quả tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và giữa những loại sản phẩm đó có mối quan hệ tỉ lệ được bộ phận kỹ thuật xác định hệ số cho từng loại sản phẩm.

Tính giá thành SXSP theo phương pháp hệ số ta phải:

- Tính tổng giá thành sản xuất nhóm sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

- Quy đổi các sản phẩm thu được ra sản phẩm chuẩn.

- Tính giá thành sản xuất của 1 sản phẩm chuẩn.

- Tính giá thành sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm.

Số lượng sản phẩm chuẩn = Số lượng sản phẩm quy đổi x Tỉ lệ hoàn thành x Hệ số quy đổi

26

1.4.2.3. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp tỉ lệ (định mức)

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trên cùng quy trình sản xuất thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại SPHT. Ví dụ như sản xuất giày dép, quần áo, linh kiện điện tử,…

Tính giá thành SXSP theo phương pháp tỉ lệ ta phải:

- Tính tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục CPSX.

- Tính tổng giá thành sản xuất định mức theo sản lượng thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục CPSX.

- Xác định tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục CPSX.

- Tính giá thành sản xuất thực tế của từng loại sản phẩm và từng đơn vị sản phẩm.

1.4.2.4. Kế toán tính giá thành theo phƣơng pháp đơn đặt hàng

Áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đặt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng.

Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng là đối tượng tính giá thành. Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho CPSX phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành, hay giao hàng cho khách hàng. Những đơn đặt

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH SX TM UYÊN PHÁT (Trang 30 -30 )

×