IV. Ứng dụng công nghệ sinh thái trong năng lượng
2. Các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ sinh thái trong năng lượng
2.2. Khắc phục hậu quả môi trường của việc khai thác và sử dụng năng lượng hiện
hiện nay.
hiện nay. trái đất nóng lên. Theo Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng, đến năm 2030, con người sẽ thải ra gần 8.000 triệu tấn CO2. Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể ngăn lượng phát thải CO2 vào khí quyển mà chỉ còn cách, chúng ta phải tìm biện pháp để xử lý khí này. Và các phương pháp xử lý được đưa ra là:
2.2.1.1. Trồng lại hoặc trồng mới các cánh rừng
Cây xanh là những cỗ máy vệ sinh cần mẫn góp phần làm cho môi trường trong lành, bớt độc hại bởi chúng có khả năng hấp thụ, lọc, hút bớt lượng các chất khí độc hại; chống ô nhiễm, làm sạch không khí, giảm tiếng ồn giúp tránh được những nguy hại cho sức khỏe con người và tạo được quá trình sinh thái bình thường của sinh vật.
Theo các kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của các nhà khoa học trên thế giới và ở nước ta, cây xanh có khả năng hấp thụ 50% bụi phóng xạ; quét dọn hơi, bụi độc cùng những cặn bã công nghiệp. Chúng có khả năng hút một số chất độc hại như cacbonic, anhidric sunfua, fuo, clo, amoniac và trả lại cho khí quyển nhiều dưỡng khí. Một hecta rừng có thể hấp thụ 500kg carbon dioxide mỗi năm, theo kết quả một nghiên cứu dài hạn của các nhà khoa học Trung Quốc. Các nhà khoa học nhận thấy các rừng cây có khả năng hấp thu carbon dioxide ở các mùa khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu, vào tháng 10 và 11, khả năng hấp thu carbon dioxide của các khu rừng là cao nhất và thấp nhất từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Theo thống kê toàn bộ diện tích rừng trên thế giới lưu giữ khoảng 238 Gt cacbon trong toàn bộ sinh khối và trong toàn bộ hệ sinh thái rừng là 638 Gt. Lượng cacbon này lớn hơn rất nhiều so với lượng cacbon trong khí quyển. với chức năng này của rừng hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng là hết sức cần thiết trong công tác bảo vệ môi trường.