Kết chuyển song song từng khoản mục

Một phần của tài liệu kế tóan chi phí sản xuất và giá thành sản xuất (Trang 47 - 50)

- Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

Kết chuyển song song từng khoản mục

+ Trường hợp trị giá SPDD được đánh giá theo CPNLVL trực tiếp. CZi = DĐKi + CCBi x QTP

QTP + QDSI

QDSi: Sản lượng SPDD cuối kỳ của các giai đoạn sau gđi

+ Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang được đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

CZi = DĐKi + Ci x QTP

QTP + QTĐi + QDSi

QTĐi: Sản lượng SPDD cuối kỳ gđi quy đổi thành sản lượng hoàn thành tương đương gđi.

- Kết chuyển song song CPSX từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng KMCP để tính giá thành sản xuất của thành phẩm.

ZTP = CiZi

Tính giá thành sản phẩm theo phương án tính giá thành NTP làm cho cho khối lượng tính toán giảm, giúp cho việc tính giá thành được nhanh chóng. Nhưng do không tính giá thành NTP ở từng giai đoạn nên không có số liệu để ghi sổ kế toán NTP nhập kho, NTP giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế tạo. Trị gía sản phẩm dở dang cuối kỳ ở sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng giai đoạn cũng không thể hiện tương ứng với trị giá sản phẩm dở dang hiện có ở từng giai đoạn, vì nó bao gồm chi phí ở từng giai đoạn nằm trong trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ của các giai đoạn sau.

1.9.3. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trên hệ thống kế toán máy toán máy

Với sự đòi hỏi hiện hoá trong công tác kế toán, thì tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới sử dụng kế toán máy đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin nhanh hơn, chính xác hơn, phong phú hơn. Phần mềm kế toán là sự tự động hoá, trợ giúp trong công việc quản lý, điều hành doanh nghiệp công việc kế toán có được sự giúp đỡ toàn diện.

Kế toán máy quản lý tiền, vật tư hàng hóa, công nợ (theo tiền Việt hay ngoại tệ), tài sản cố định, lao động tiền lương, tập hợp QLDN theo nhiều đối tượng, tập hợp CPSX theo phân xưởng, theo đối tượng tính giá thành sản phẩm, phân bổ CPSX, tính giá thành. Từ đó in ra các loại sổ sách kế toán, các báo cáo quản trị, báo cáo tài chính…

- Danh mục: tồn tại để chương trình có thể quản lý được toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung của các danh mục được tạo ra ban đầu khi bắt đầu đưa chương trình vào hoạt động. Trong quá trình nhập liệu, các danh mục này thường xuyên được mở rộng, chương trình phần mềm kế toán luôn kiểm soát làm sao không có hai mục trùng nhau trong cùng một danh mục. Danh mục kế toán gồm có: “Tài khoản, đơn vị khách hàng, loại đơn vị khách hàng, vật liệu sản phẩm hàng hóa, loại sản phẩm vật liệu hàng hóa, kho, khoản mục, bộ phận, phân xưởng, đối tượng chi phí, vụ việc hợp đồng…”.

- Tài khoản: Mọi chưonưg trình phần mềm kế toán đều có sẵn hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính quy định, mọi doanh nghiệp đều có thể mở thêm các tài khoản chi tiết đến 8 con số.

- Tài khoản là danh mục vào bậc nhất, nhưng các chương trình cố gắng sắp xếp các tài khoản theo các số liệu tài khoản một cách tự nhiên theo hệ thống tài khoản chuẩn. Tài khoản trong kế toán máy được thể hiện bằng cách được mã hoá toàn bộ trong khoản mục kế toán, mỗi khi ta sử dụng số liệu phản ánh vào tài khoản thì máy tự động phản ánh vào các tài khoản đã được mã hoá trong máy.

- Cập nhật ban đầu: Đó là công việc quan trọng không thể thiếu khi đưa vào ứng dụng, mọi số liệu đang có đều phải cập nhật vào dưới dạng các danh mục hoặc số dư các tài khoản. Sau khi cập nhật xong thì máy có thể in ra các bảng cân đối, bảng tổng hợp, các chứng từ cập nhật ban đầu, cập nhật tiền kho VLSPHH ban đầu việc cập nhật có thể tạo thêm tài khoản chi tiết, tạo các đơn vị danh mục.

- Màn nhập liệu: Đối với mọi chương trình kế toán máy thì mọi việc đều được thể hiện trên màn hình nhập liệu, màn hình nhập liệu của các chương trình kế toán đều được biểu thị bằng các ô (nhập dữ liệu cho đơn vị KH, đối tượng chi phí,

tính đơn giá theo tiền, tài sản…) và tất cả các khoản mục này đều đã được mã hoá trong máy, sau khi nhập trên màn hình xong thì máy sẽ tự động đưa vào các bảng liên quan.

- Xem, in sổ sách báo cáo: Công việc kế toán trên máy cũng diễn ra theo tháng, quý vậy nên khi một kỳ kế toán được khoá sổ thì dữ liệu của kỳ đó không thể sửa được tuy vậy vẫn có thể xem hoặc in (tất cả các sổ sách, bảng biểu) của các kỳ kế toán đã khoá sổ và có thể trong khoảng thời gian bất kỳ của năm tài chính.

- Các báo cáo tài chính thường được in hàng tháng, quý, năm. Trong quá trình này ta có thể kiểm tra được đường đi của dữ liệu hoặc sửa đổi các khoản mục lập lên báo cáo tài chính bằng các chỉ dẫn trên giao diện màn hình.

Một phần của tài liệu kế tóan chi phí sản xuất và giá thành sản xuất (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)