5 PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY
5.1 PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
5.1.1 Chỉ tiêu bảo vệ môi trường:
− Về khí thải tuân thủ QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất hữu cơ.
− Về nguồn nước thải tuân thủ QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
− Về nguồn gây ô nhiễm do nhiệt, tiếng ồn, trong dự án không phát sinh nên sẽ không đề cập giải pháp và chỉ tiêu bảo vệ môi trường.
5.1.2 Giải pháp xử lý các nguồn ô nhiễma) Đối với nguồn gây ô nhiễm không khí a) Đối với nguồn gây ô nhiễm không khí
Giải pháp khắc phục là việc nhập trọn bộ, lắp các thiết bị hiện đại như sau:
− Dung hệ thống xuất dầu, xăng tự động cao để xuất cho các phương tiện vận chuyển.
− Lắp đặt mái phao cho bồn chứa xăng để giảm thiểu hơi xăng thoát ra bồn.
− Đảm bảo độ bền, kính của các thiết bị và ống công nghệ
− Sử dụng hệ thống quạt mát và thông gió trong nhà xuất nhập dầu
− Để đảm bảo chất lượng không khí trong khu vực làm việc, đặc biệt là trong nhà xuất dầu ô tô, nhà xuất bộ và đường thuỷ, các giải pháp được thực hiện như sau: + Nhà được thiết kế thông thoáng, có cửa trời để không khí đối lưu tốt. Mái nhà
có lớp cách nhiệt phía dưới để hạn chế truyền nhiệt từ mái nhà xuống nơi làm việc.
+ Nhiều quạt mát và thông gió được lắp trong tất cả các nhà, xưởng. Hệ thống này góp phần quan trọng vào việc ngăn ngừa ô nhiễm bụi, hơi khí do bị dò ra từ các thiết bị và hơi xăng.
− Sử dụng các biện pháp thông gió cưỡng bức kết hợp với kiến trúc thông thoáng để giảm thiểu lượng bụi phát tán ra môi trường xung quanh, giảm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động.
− Xung quanh tổng kho xăng dầu phải đảm bảo mật độ cây xanh >15%, tạo cảnh quan môi trường xung quanh, cải thiện trao đổi không khí.
− Với các giải pháp xử lý như trên thì nguồn khí thải của dự án nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 19: 2009/BTNMT
b) Đối với nguồn gây ô nhiễm chất thải rắn
− Chất thải rắn trong Tổng kho được phân ra 3 loại, chứa ở 3 khu vực riêng biệt, mỗi loại được áp dụng phương thức xử lý thích hợp theo qui định bảo vệ môi trường: + Chất thải rắn tái chế: chủ yếu phế thải các loại như bao bì PE, thùng giấy
carton,.... Chất thải loại này hàng ngày được công nhân thu gom vào khu vực chứa riêng.
+ Chất thải rắn không độc hại: bao gồm rác lá cây, rác sinh hoạt, giấy vụn được hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương đến thu gom chuyển đi xử lý.
phân tích kiểm định, giẻ lau dầu nhớt, các hợp chất hoá học dạng rắn,...vv được hợp đồng với các công ty chuyên xử lý rác độc hại khác mang đi xử lý trong các lò nung clinker hay lò đốt nhiệt.
c) Đối với nguồn gây ô nhiễm nước thải
Tính toán chung hệ thống xử lý nước
Để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường hệ thống thoát nước khu bồn được quy hoạch và biện pháp xử lý nước thải như sau:
− Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt thoát ra từ các khu vệ sinh được thu và thoát theo hệ thống riêng.
− Hệ thống thoát nước quy ước sạch: Toàn bộ nước mưa rơi trên các khu vực nền đường, bãi không có nguy cơ bị nhiễm bẩn xăng dầu được quy ước là nước sạch và thu thoát theo các mương rãnh hở dẫn xả trược tiếp ra ngoài khu vực biển không qua xử lý. Nước thải loại này gồm các dòng như sau:
+ Nước mưa rơi trên các mái nhà, khu vực đường, bãi trong kho không liên quan công tác xuất nhập xăng dầu. Dòng thải này được thu gom theo hệ thống rãnh đường, bãi và thoát theo độ dốc ra ngoài hàng rào kho.
+ Nước mưa rơi trên nền bãi khu bồn, mái các bồn chứa xăng dầu được thu gom theo hệ thống cống, rãnh xả trược tiếp vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
Lưu lượng tính toán:
Lưu lượng nước thải tính toán dẫn đến công trình làm sạch được xác định với 1 trong các trường hợp sau đây:
− Nước súc rửa bồn với lưu lượng: lượng nước nhiễm dầu xả lúc cao điểm nhất là 500m³. Có thể khống chế lượng xả này bằng các van với lưu lượng trung bình 5lít/s.
− Trường hợp có cháy xảy ra lưu lượng tính toán lấy bằng 50% lượng nước chữa cháy cho một đám cháy lớn nhất là 620m³.
− Lượng nước thải đi vào hệ thống làm sạch là 310m³. Điều chỉnh lưu lượng nước thải khi có cháy đi vào hệ thống xử lý làm sạch bằng các van chặn tại các hố van đặt ngoài đê cháy:
Q= 310/24 = 13,33 m³/h.
− Trường hợp khi có mưa:
Lượng mưa lớn nhất trong một giờ dẫn đến hệ thống xử lý làm sạch được xác định theo công thức:
Qhmax = q xφ x(F1 +F2 +F3 ) , m³ (1) Trong đó:
q: lượng mưa lớn nhất trên 1 giờ = 90mm/h. φ: hệ số dòng chảy =0,95
F1 : diện tích thoát nước nhiễm bẩn khu bồn chứa: 104m2
F2 : diện tích thoát nước nhiễm bẩn khu nhà xuất dầu ô tô: 138m2
F3 : diện tích thoát nước nhiễm bẩn khu nhà bơm dầu: 58m2
Thay vào công thức ta có: Qhmax = 25m³
do đó, ta lấy lưu lượng này làm lưu lượng tính toán cho hệ thống xử lý làm sạch.
Tính toán hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải được tính toán dựa trên các số liệu giả định ban đầu với các chỉ tiêu như sau:
Hàm lượng dầu: = 3.000mg/l Hàm lượng cặn:=200mg/l Độ pH = 7 ÷8
− Tính toán bồn lắng dầu:
Chiều dài bồn lắng được tính toán theo công thức: , ( ) (2) 0 V H L m K U ∗ = ∗ Trong đó:
L: chiều dài tính toán bồn lắng, m. H: chiều sâu phần nước chảy = 2,5m K: hệ số lấy theo kiểu bồn lắng = 0,5
U0: tốc độ nổi của hạt dầu, 0,4 đến 0,6mm/s.
V: tốc độ tính toán trung bình trong của nước chảy 4-6mm/s Thay vào công thức (2) ta có:
4 2, 5 33 0, 5 0, 6
L = ∗ = m
∗
Thiết kế bồn lắng có hai ngăn, chiều rộng mỗi ngăn=1m.
Kích thước tính toán của bồn lắng như sau: LxBxH = 33x2x2,5m.
Tốc độ trung bình thực tế của dòng nước trong bồn lắng được xác định theo công
thức : / (3) 3, 6 Q V mm s B H = = ∗ ∗
Trong đó: Q là lưu lượng nước thải đi vào trong bồn lắng =25m³/h. B chiều rộng bồn lắng =2m
H chiều sâu tính toán thực của của bồn =2,5m.
Thay vào (3) ta có: 1, 39 /
2 2, 5 3, 6
25
V = = mm s
∗ ∗
Như vậy, tốc độ thực tế của dòng chảy là 1,39mm/s nhỏ hơn tốc độ nước chảy của bồn lắng là 4 đến 6mm/s.
Chiều dài thực tế của bồn lắng được xác định lại theo công thức: , ( ) (4) 0 V H L m K U ∗ = ∗ Trong đó:
L: chiều dài tính toán thực tế của bồn lắng, m. H: chiều sâu phần nước chảy = 2,5m
U0: tốc độ nổi của hạt dầu 0,6mm/s. V: tốc độ thực tế của nước chảy 2,37mm/s
Thay vào công thức (4) ta có: 1, 39 2, 5 11, 58 0, 5 0, 6
L = ∗ = m
∗
Ta có kích thước làm việc thực tế của bồn lắng là:12x2x2,5m. Thời gian lắng được xác định theo công thức:
t=L/V, s (5)
Trong đó: L là chiều dài lắng của bồn = 11,58m
V là vận tốc trung bình của dòng nước trong bồn lắng =1,39mm/s =0,00139m/s
Thay vào công thức (5) ta có: t=11,58/ 0,00139= 8330 s.
Tốc độ nổi của thực tế của thành phần hạt lắng được xác định theo công thức sau:
0 H t ( / ) (6) U mm s t ω + ∗ =
Trong đó: H là chiều sâu phần nước chảy =2,5m = 2.500mm
ω tốc độ lắng theo phương đứng của nước thải trong bồn lắng khi V=0,00139m/s thì ω=1
t: thời gian lắng =8315s
Thay vào công thức (6) ta có: 0 2500 8330 1 1, 3 / 8330
U + ∗ mm s
= =
Do đó, bồn có khả năng giữ lại các hạt có độ thô thuỷ lực =1,3mm/s và lớn hơn.
Lựa chọn công trình xử lý làm sạch sau bồn lắng dầu
Căn cứ các tính toán như trên, dự án lựa chọn 1 bộ thiết bị xử lý hoá lý có công suất 40m³/h cho hệ thống xử lý nước thải toàn tổng kho xăng dầu.
Với các giải pháp xử lý như trên thì nguồn nước thải của dự án nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 24: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp như ở bảng các chỉ tiêu sau:
5.2 AN TOÀN PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ5.2.1 Căn cứ lập thiết kế phòng cháy chữa cháy 5.2.1 Căn cứ lập thiết kế phòng cháy chữa cháy
− Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001 .
− Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ
− Căn cứ các tiêu chuẩn:
5.2.2 Sản phẩm kho xăng dầu:
− Sản phẩm chính:
+ Xăng các loại, Dầu D.O, Dầu F.O
− Vật liệu phụ:
+ Phụ gia, phuy, lon, can nhựa, nước...
5.2.3 Qui hoạch mặt bằng và các hạng mục xây dựnga) Xếp hạng chịu lửa và phân cấp kho: a) Xếp hạng chịu lửa và phân cấp kho:
− Phân cấp kho: Căn cứ theo TCVN 5307-2009, cấp IIIA
b) Yêu cầu đối với phòng cháy chữa cháy:
− Hệ thống PCCC của kho xăng dầu phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn chủ đạo là TCVN 5307-2009 và TCVN 5684-92. Các tiêu chuẩn quy định rõ đối với cụm kho thuộc nhóm này bắt buộc phải có hệ thống chữa cháy cố định gồm:
+ Đê ngăn cháy bao quanh cụm bể. + Đường ôtô cứu hoả.
+ Hệ thống cấp dung dịch chất tạo bọt và lăng phun bọt gắn cố định trên bể. + Hệ thống cấp nước tưới mát cho bể, cấp nước cho xe cứu hoả và các hạng mục
phụ trợ.
+ Các trang thiết bị chữa cháy ban đầu: hố cát, xẻng, chăn, bình bọt ... + Hệ thống báo cháy.
c) Hệ thống chữa cháy:
Đê ngăn cháy :
− Đê ngăn cháy xung quanh khu bồn xây gạch dày 300mm, có bổ trụ, cao 1.600mm. Tại các vị trí thích hợp có bố trí bậc qua đê để đi lại, thao tác phía trong khu bồn.
Đường ôtô cứu hoả
− Xung quanh khu bồn có đường ô tô chữa cháy rộng 4m nối liên hoàn với hệ thống giao thông nội bộ trong kho và đường giao thông bên ngoài. Đường có kết cấu cấp phối đá dăm
Tính toán nhu cầu cấp nước, cấp foam chữa cháy cho công trình:
− Xem bảng tính.
Phương án phòng cháy :
− 01 bồn chứa nước cứu hỏa, dung tích 700m³
− 01 bồn chứa dung dịch foam, dung tích 2m³
− 02 máy bơm chữa cháy công suất Q = 100 m³/h, cột áp 9 bar, động cơ điện dùng để bơm nước.
− 01 máy bơm chữa cháy công suất Q = 100 m³/h, cột áp 9 bar, động cơ điện dùng dự phòng để bơm nước.
− 01 máy bơm chữa cháy công suất Q = 100 m³/h, cột áp 9 bar, động cơ điện dùng để bơm bọt.
− 01 máy bơm chữa cháy công suất Q = 100 m³/h, cột áp 9 bar, động cơ điện dùng dự phòng để bơm bọt.
d) Lựa chọn đường nước chữa cháy và đường dung dịch foam :
Việc lựa chọn đường ống dựa trên các cơ sở sau :
− Tương thích với hệ thống hiện hữu.
− Thỏa mãn các yêu cầu về vận tốc bơm chuyển nhiên liệu theo tiêu chuẩn, qui phạm.
− Đảm bảo áp lực làm việc không vượt quá yêu cầu qui định.
− Để đáp ứng những tiêu chí trên chọn phương án dưới đây :
đấu nối trực tiếp từ đường ống của khu bồn hiện hữu, trong quá trình thi công sẽ được khống chế cách ly với hệ thống hiện hữu.
+ Đường nước chữa cháy chính quanh khu bồn mở rộng là 8" + Đường nước chữa cháy vào các bồn là 4"
+ Đường dung dịch foam chính quanh khu bồn mở rộng là 6" + Đường dung dịch foam vào các bồn là 4"
e) Lựa chọn ống, vật liệu đường ống và phụ kiện :
Lựa chọn ống thép hàn được chế tạo theo tiêu chuẩn ASME/ANSI B36.10M
− Lựa chọn vật liệu ống theo tiêu chuẩn ASTM + Vật liệu ống: A53 Gr.B hoặc tương đương. + Vật liệu phụ kiện ống: A234 WPB
+ Vật liệu bích: A105
+ Vật liệu các tấm tăng cứng: A36
− Chiều dày thành ống được chọn sau khi tính kiểm tra tương đương với cấp "Sch" trong tiêu chuẩn ASME/ANSI B36.10 là :
+ Ống thép 8” Sch40-Std: Ф 219,1 x 3,76 + Ống thép 6” Sch40-Std: Ф 168,3 x 3,4 + Ống thép 4” Sch40-Std: Ф 114,3 x 3,05
− Theo ASME B31.3 lựa chọn phụ kiện ống phải có cùng chiều dầy với chiều dầy ống nhằm đảm bảo cho việc hàn lắp ráp đường ống và đảm bảo yêu cầu công nghệ của hệ thống. Do vậy lựa chọn phụ kiện ống có cùng cấp với ống theo tiêu chuẩn ASME B16.9 là Sch10 tương ứng với từng loại đường kính ống.
f) Lựa chọn bích, van :
− Theo ASME B31.3, ASME/ANSI B16.5 và ASME/ANSI B16.10
− Việc lựa chọn bích và van cho hệ thống công nghệ tương ứng với áp suất thiết kế được chọn.
− Với áp suất thiết kế đã được chọn là 150Psi.
− Chọn :
+ Bích : ANSI 150# SO RF + Van chặn: ANSI 150# RF
g) Phương pháp thử kiểm tra chất lượng đường ống :
− Theo ASME B31.3 và TCVN 4606-1988
− Kiểm tra sản phẩm hàn theo WPS và PQR kèm theo.
− Kiểm tra mối hàn bằng mắt thường theo ASME B31.3.
− Thử áp lực đường ống bằng nước theo TCVN 4606-1988.
h) Lựa chọn thiết bị công nghệ cho bồn chứa:
− Bồn chứa xây dựng mới được lắp đặt 01 lăng phun bọt lưu lượng đạt tối thiểu 22l/s theo tiêu chuẩn TCVN 5307 – 2009.
− Hỗ trợ công tác chữa cháy cho những bồn xây dựng mới lắp đặt thêm 30 họng lấy nước chữa cháy kiểu kép và 30 họng lấy dung dịch Foam chữa cháy kiểu kép. Tận dụng họng chữa cháy kiểu kép đã lắp đặt ở khu bồn hiện có.
i) Các biện pháp khác
− Ngoài ra nhà máy sẽ thường xuyên tổ chức tập luyện, nâng cao ý thức phòng cháy, chống cháy tốt cho toàn thể CBCNV thông qua các lớp tập huấn PCCC.
− Tất cả các vấn đề trên sẽ tuân thủ đúng theo các hướng dẫn về PCCC do Bộ Công An ban hành có hiệu lực.
Tóm lại: Biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ và sự cố của dự án đã được tính toán và thiết kế hoàn toàn hợp lý với độ an toàn cao khi nhà máy đi vào hoạt động.
6 DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN ÁP DỤNG CHO DỰ ÁN6.1 ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, XỬ LÝ NỀN MÓNG 6.1 ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH, XỬ LÝ NỀN MÓNG
- TCVN 4419:1987: Khảo sát cho xây dựng
- TCXD 245:2000 : Gia cố nền đất yếu
- TCXD 205:1998 : Móng cọc, Tiêu chuẩn thiết kế
- TCXD 160:1987: Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc
- TCXD 161: 1987 – Công tác thăm dò điện trong khảo sát xây dựng
- TCXDVN 309: 2004: Công tác trắc địa trong xây dựng công trình
- TCXD 112: 1984 : Hướng dẫn thực hành trong khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình
- TCVN 4200: 1995 : Đất xây dựng – Phương pháp xác định tính nén lún trong phòng