Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về marketing, giỏi về nghiệp vụ và am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản giỏi trên thương trường quốc tế. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, hướng dẫn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của ngành.
Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến thuỷ sản ở các tỉnh trọng điểm; đầu tư hệ thống chợ thuỷ sản tại các vùng và địa phương trọng điểm nghề cá, các chợ biên giới Việt - Trung, hiện đại hóa hệ thống thông tin nghề cá;
Ngân sách nhà nước hàng năm hỗ trợ kinh phí để thực hiện: các công việc liên quan đến kiểm soát an toàn vệ sinh thuỷ sản vì mục tiêu sức khoẻ của ngườì tiêu dùng; các hoạt động xúc tiến thương mại chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam (xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm thuỷ sản chủ lực, đào tạo về marketting); hỗ trợ hình thành và hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu mối tại các thị trường trọng điểm; thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam và các hoạt động khác về xúc tiến thương mại phục vụ cho lợi ích chung của ngành;
Trước tình hình giá cả các mặt hang đóng vai trò là chi phí cho các hoạt động nuôi trồng, khai thác chế biến tăng cao, Nhà nước cần có chính sách nhằm kiểm soát, hỗ trợ người dân, tổ chức,doanh nghiệp để họ duy trì và phát triển sản xuất
Đầu tư, nâng cấp, mở rộng mạng lưới thông tin về giá cả, nguyên vật liệu, thức ăn cho việc nuôi trồng, thông tin về mặt hang, thị trường, các tiêu chuẩn, quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, về luật pháp để có thể đưa ra những dự báo chính xác trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về các thị trường xuất khẩu của Việt Nam để các doanh nghiệp trong nước nắm bắt kịp thời.
Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá hình ảnh về sản phẩm, doanh nghiệp, vùng miền, nhằm xây dựng chiến lược về thương hiệu cho thuỷ sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Xây dựng mô hình tập đoàn thuỷ hải sản tươi sống và qua chế biến xuyên quốc gia giống như mô hình các tập đoàn ăn uống xuyên quốc gia đang phát triển trên thế giới.
Mở rộng quan hệ hợp tác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chia sẻ kinh nghiệm về giống, kỹ thuật, khoa học công nghệ trong lĩnh vực này.
Tăng cường điều tra nguồn lợi ở các vùng xa bờ và với các loại cá di cư nhằm nắm vững trữ lượng cho phép khai thác, điều kiện môi trường, mùa vụ khai thác của các ngư trường.., trên cơ sở đó quy định hạn mức cường lực khai thác cho mỗi địa phương, xác định rõ chủng loại, cơ cấu đội tàu và công nghệ khai thác thích hợp cho nghề khơi để tránh hiện tượng đầu tư, khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản; Tiến hành đánh bắt thủy sản theo mùa vụ, đại điểm, loại ngư cụ được quy định cụ thể của từng địa phương; Nghiêm cấm sử dụng các hình thức khai thác có tính hủy diệt như xung điện, đánh mìn, hóa chất độc... Hỗ trợ xây dựng các khu bảo tồn biển, các bãi rạn nhân tạo, lắp đặt các thiết bị dụ cá, tạo các vùng cư trú có tính chiến lược cho các loài giống thủy sản, thả giống một số giống loài ra vùng biển; Cơ cấu lại lực lượng khai thác ven bờ một cách hợp lý, đồng thời chuyển dần sang canh tác trên vùng biển ven bờ: vừa khai thác, vừa nuôi. Xây dựng các quy hoạch chi tiết về các khu vực nuôi trồng thủy sản sinh thái của miền Trung, ban hành và thực hiện các tiêu chuẩn về vùng nuôi an toàn, quy trình nuôi sạch nhằm đảm bảo môi trường nuôi thủy sản bền vững, hạn chế dịch bệnh và sản xuất có hiệu quả.
C)Kết luận
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội nước ta cả trước mắt và lâu dài.Do vậy Nhà nước nói chung và người dân, các tổ chức, các doanh nghiệp nói riêng cần nhận thức sâu sắc vấn đề này để có những chủ trương, chính sach, biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Để làm tốt điều này cần có sự nỗ lực không chỉ của Nhà nước mà cần sự phối hợp, tập trung nguồn lực của tất cả các tầng lớp dân cư, người lao động, các tổ chức, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong bình diện xã hội.
Kể từ khi hội nhập kinh tế quốc tế, ra nhập WTO đến nay bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế nước ta đã đang và sẽ trải qua những khó khăn không nhỏ như về cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường, vốn, công nghệ…nếu không có sự tỉnh táo, lựa chọn những bước đi hợp lý, chiến lược thì sẽ không thể tồn tại ngay cả trong thị trường nội địa.Xuất khẩu là một trong những hướng đi đúng đắn cần được tăng cường và mở rộng hơn nữa.Xuất khẩu làm tăng tính năng động của nền kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh, đổi mới về tri thức, công nghệ, tăng vốn giúp sản xuất trong nước phát triển.
Xuất khẩu thuỷ hải sản là một trong những hoạt đông chủ lực, chiến lược của nền kinh tế.Xuất khẩu thuỷ hải sản chiếm tỷ trọng cao trong GDP hang năm, lợi ích tạo ra cho nền kinh tế là không nhỏ.Do vậy trước mắt và trong thời gian tới Nhà nước cần có chính sach, biện pháp tăng cường thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu thuỷ hải sản, giúp cho mặt hàng này không những làm chủ thị trường trong nước mà còn đủ sức cạnh tranh về số lượng, chất lượng với các quốc gia khác. Để làm được việc này Nhà nước cần kết hợp linh hoạt, đồng thời các giải pháp kể trên nhằm làm cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu thuỷ hải sản phát triển ổn định, bền vững xứng đang là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.