BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG

Một phần của tài liệu quy trình xử lí nước thải (Trang 31 - 33)

- Thời gian lưu trong hố thu là 10 20phút, chọn thời gian lưu là 15phút

3.2.9.BỂ KEO TỤ TẠO BÔNG

Kích thước : LxWxH= 1.500 x 1.000 x 2.300 (mm)

Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính pH=6.5 – 7.5. Có 4 phương pháp được sử dụng phổ biến:

- Trộn lẫn nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm với nhau. - Hoặc bổ sung thêm các tác nhân hóa học.

- Lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà. - Hấp phụ khí chứa axit bằng nước thải chứa kiềm…

Thực tế phương pháp này là phương pháp kết hợp giửa phương pháp hoá học và lý học. Mục đích của phương pháp này nhằm loại bỏ các hạt chất rắn khó lắng hay cải thiện hiệu suất lắng của bể lắng,khử màu,giảm hàm lượng cặn lơ lủng trong xử lý nước thải. Cấu tạo của bể này là loại bể lắng cơ học thông thướng, nhưng trong quá trình vận hành, chúng ta thêm vào một số chất keo tụ như phèn nhôm, polymere để tạo điều kiện cho quá trình keo tụ và tạo bông cặn để cải thiện hiệu suất lắng.Các chất thường dùng cho quá trình keo tụ là muối sắt và muối nhôm.

Kích thước : LxWxH= 3.000 x 1.500 x 2.000 (mm)

Để giữ cho bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng và để đảm bảo oxy dùng cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ thì phải luôn luôn sục khí hoặc khuấy trộn. Số lượng bùn tuần hoàn và số lượng không khí cần cấp phụ thuộc vào độ ẩm và mức độ yêu cầu xử lí của nước thải.

Nước thải có một lượng lớn chất hữu cơ, do đó chúng đuợc đưa vào bể Aeroten để các vi sinh vật phân huỷ chúng thành các chất vô cơ như: CO2, H2O, …và tạo thành các sinh khối mới, góp phần làm giảm COD, BOD5 của nước thải.

Đặc tính của dòng nước thải sau khi qua song chắn rác, máy tách rác trống quay, thì lượng BOD,COD giảm đi khoảng 25%. Lượng BOD, COD vào bể sinh học hiếu khí trong khoảng:

COD = 900 mg/l BOD5 = 487.5 mg/l SS = 50 mg/l

Treo giá thể sinh học – 5m3, cơ cấu treo giá thể Inox,treo giá thể thì hiệu quả xử lý có thể tăng thêm 50-70%.

3.2.11. BỂ LẮNG II

Kích thước : LxWxH= 1.500 x 1.500 x 2.000 (mm )

Đặt sau aerotank, nhiệm vụ làm trong nước ở phần trên để xả ra nguồn tiếp nhận, cô đặc bùn hoạt tính đến nồng độ nhất định ở phần dưới của bể để tuần hoàn lại aerotank.

Thường có dạng tròn (bể lắng đứng, bể radial), dạng hình chữ nhật (bể lắng ngang).Bể lắng 2 dùng để chắn giữ bùn hoạt tính đã qua xử lý ở bể Aerotank hay màng vi sinh đã chết từ bể Aerotank và các phần nhỏ không hòa tan, không lắng được ở bể lắng đợt 1.

Máng răng cưa được bố trí sao cho điều chỉnh được chế độ chảy, lượng nước tràn qua để vào máng máng thu.

Một phần của tài liệu quy trình xử lí nước thải (Trang 31 - 33)