Phân công tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh sơn la đến năm 2020 (Trang 38 - 40)

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

2. Phân công tổ chức thực hiện

2.1. UBND các huyện, thành, thị:

Là chủ đầu tư các dự án xây dựng các cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạtđộng

các cụm công nghiệp; chịu trách nhiệm quản lý, giải quyết các vướng mắc

thuộc thẩm quyền đối với các cụm công nghiệp trên địa bàn. Những vấn đề

vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các Sỏ, ngành liên quan của Tỉnh để

giải quyết.

Chủ trì hoặc phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp của địa

phương.

Định kỳ báo cáo tình hình triển khai về đầu tư hạ tầng, xúc tiến đầu tư

và tình hình sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp do địa phương quản lý, triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo pháp luật hiện hành.

2.2. Sở Công thương:

Tổ chức qui hoạch chi tiết 1 - 3 cụm để rút kinh nghiệm trước khi

UBND các huyện triển khai thực hiện qui hoạch chi tiết theo lộ trình

Chủ trì theo dõi và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển các cụm

công nghiệp trên địa bàn theo từng thời kỳ. Quản lý về chuyên môn, nghiệp

vụ các Ban quản lý cụm công nghiệp ở các huyện.

Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND huyện xây dựng quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp theo quy hoạch.

Xây dựng kế hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn hàng năm

để có cơ sở quản lý và có kế hoạch phát triển phù hợp với từng thời kỳ.

Công bố chủ trương, quy hoạch và các cơ chế chính sách xây dựng cụm

Tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

2.3. Sở Kế hoạch - Đầu tư:

Chủ trì tham mưu cho UBND phê duyệt kế hoạch 5 năm, hàng năm; phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực

hiện quy hoạch;

Rà soát, phân loại đánh giá ngành nghề các doanh nghiệp hoạt động

trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chủ trì phối hợp với các sở,

ngành có liên quan tổ chức xúc tiến đầu tư; hàng năm cân đối nguồn vốn để

hỗ trợ, bổ sung một phần cho các huyện, thành, thị triển khai đầu tư cơ sở hạ

tầng các cụm công nghiệp.

Soạn thảo các tiêu chí ưu tiên bố trí vào các cụm công nghiệp theo từng

loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn, có nhu

cầu mở rộng mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp thành lập mới nhưng chưa có mặt bằng để bố trí trình UBND tỉnh phê duyệt.

Định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn theo quy định hiện hành.

2.4. Sở Xây dựng:

Chủ trì xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, sở

ngành, UBND huyện trong việc lập quy hoạch chi tiết đối với các cụm công nghiệp.

2.5. Sở Tài nguyên - Môi trường:

Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sản

xuất công nghiệp cho các cụm công nghiệp theo đăng ký sử dụng đất của

UBND huyện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp. Tiến hành công tác đo đạc, lập bản đồ chi tiết cần thiết phục vụ cho công tác xây dựng các cụm công nghiệp.

Sau khi quy hoạch cụm công nghiệp được phê duyệt phối hợp với Sở

nhiễm của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa phương để phân loại và xác

định thứ tự trước sau phải di dời các cơ sở sản xuất đang hoạt động tại khu vực dân cư vào các cụm công nghiệp.

Là cơ quan chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan lập đề án về xử

lý môi trường tại các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong khu, cụm CN;

2.6. Sở Lao động: Tăng cường công tác chuẩn bị nguồn nhân lực theo định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn. Nâng cao chất lượng đào tạo

và đào tạo lại cho lao động, nhất là lao động công nghiệp.

PHẦN NĂM

Một phần của tài liệu dự án quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh sơn la đến năm 2020 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)