vàng tươi với những sọc xanh chạy dọc. nên được trồng làm cảnh hoặc có thể trồng vào chậu uốn tạo thành con rồng, con hạc... trông rất đẹp mắt.
15.Cây lộc vừng: Barringtonia acutangula: được trồng làm cảnh do có
vỏ sù sì màu nâu đen và dáng thân dễ uốn vặn nên được dùng làm bon sai.
16.Cây thuốc dấuPedilanthus tithymaloides:Thân hình trụ màu xanh
bóng, gãy khúc, lá mọc cách đều tạo thành mặt phẳng, phiến lá hình bầu dục, đầu nhọn, gốc tròn, màu xanh nhẵn có thể trồng làm cảnh rất đẹp.
17.Cây san hô xanh(Cành giao, Xương khô, Thập nhị) Euphorbia
tirucalli:thân mập, dày, phân cành nhiều mọc vòng xum xuê, tiết diện
tròn, màu xanh bóng, có nhựa trắng trồng làm cảnh rất đẹp
18.Cây lưỡi cọp vằn (Hổ thiệt vằn, Hổ vĩ) Sanseviera trifasciata: Cây có
nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới được gây trồng làm cảnh rất rộng rãi. Cây làm cảnh đẹp, dễ trồng bằng tách bụi, ít chăm sóc; mọc khoẻ.
19.Cây Đơn tướng quân (Đơn tía, Đơn mặt
trời)Excoecariacochinchinnensis: Cây được trồng phổ biến nơi vườn
hoa, công viên, vì cây mọc khỏe, dễ trồng lại có màu lá sặc sỡ.Lá cây còn dùng để làm thuốc. Cây thích hợp với nơiđất ẩm, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt.
20.Cây cô tòng Codiaeum variegatum:Lá cứng có hình dạng và màu sắc
thay đổi tuỳ từng dạng thường từ hình giải hẹp, hình bầu dục đến hình trứng hơi tròn. Nên có thể trồng làm cây cảnh.
Câu 17: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây dùng làm thuốc bổ. Nêu bộ phận sử dụng và công dụng của từng loài?
Các loại cây dùng làm thuốc bổ: sâm ngọc linh, ngũ da bì gai, đẳng sâm, hoài sơn, ý dĩ,cát sâm, thiên môn, hà thủ ô đỏ, kim anh, ba kích, hoàng tinh hoa trắng,...
Sâm ngọc linh: panax vietnamensis
- Bộ phận sử dụng : thân rễ (củ), rễ và lá phơi hay sấy khô
- Giá trị sử dụng làm thuốc bổ, chứa viêm họng, huyết áp thấp, xuất huyết dạ dày, sử dụng dưới dạng bột uống hoặc chế tạo thành dạng viêm, dạng sâm nước, lá dùng làm trà uống.
Ngũ gia bì gai: (acanthopanax trifoliatus)
- Bộ phận sử dụng : vỏ rễ, vỏ thân đã phơi khô,lá khô
- Giá trị sử dụng: vỏ được dùng làm thuốc bổ, mạnh gân xương chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối, trẻ em chậm biết đi, dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Lá khô dùng dưới dạng trà thuốc có tác dụng chống nhức mỏi, kích thích tiêu hóa và ngủ ngon giấc
Đẳng sâm: codonopsis javanica
- Bộ phận sử dụng: rễ củ đã được làm khô
- Giá trị sử dụng: dùng làm thuốc bổ, trong trường hợp tỳ vị suy yếu, kém ăn, thiếu máu. Ngoài ra còn dùng trong các bài thuốc chữa ỉa chảy , ho , miệng khô, khát nước và đau dạ dày ...
Hoài sơn ( củ mài) : dioscorea persimilis - Bộ phận sử dụng: rễ củ (củ)
- Giá trị sử dụng: được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, làm thuốc bổ, chữa tỳ vị suy nhược, khó tiêu. Ngoài ra còn dùng trong trường hợp chữa viêm ruột, viêm dạ dày. ỉa chảy, tiểu đường và bị di tích. Ý dĩ: coix lachrimajobi
- Giá trị sử dụng: dùng làm thuốc bổ. Được sử dụng trong trường hợp cơ thể bị suy nhược, rối loạn tiêu hóa, phù thũng, bí tiểu tiện, bị ỉa chảy lâu ngày, kiết lị và viêm đai tràng. Được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột uống.
Thiên môn: Asparagris cochinchinensis - Bộ phận sử dụng : rễ củ
- Giá trị sử dụng: dùng làm thuốc bổ chữa suy nhược cơ thể, mêt mỏi, ho nhiều ngày, phổi nóng, mất tiếng, sốt, khát nước, táo bón. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng pha rượu uống
Hà thủ ô đỏ: fallopia multiflora - Bộ phận sử dụng: rễ củ ( củ)
- Giá trị sử dụng: là vị thuốc quý dùng trong y học cổ truyền. Đã chế biến được coi là loại thuốc bổ, chữa suy thận thiểu chức năng gan, thần kinh suy ngược, đau lưng và gối, đại tiểu tiện ra máu. Nếu sử dụng lâu ngày còn có tác dụng làm đen tóc.
Hoàng tinh trắng: disporopsis longifolia - Bộ phận sử dụng; thân rễ (củ)
- Giá trị sử dụng: được chế biến thành thục địa là vị thuốc bổ dùng cho những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược cần bồi bổ sức khỏe. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra còn để chứa ho ra máu, đau ngực, huyết áp thấp, suy nhược thần kinh
Hoàng tinh vàng: polygonatum lingianum - Bộ phận sử dụng là củ
- Giá trị sử dụng: có tác dụng bổ dưỡng, chứa thiếu máu nhất là cho người già hoặc người mới khỏi ốm. Ngoài ra còn sử dụng làm thuốc chữa huyết áp thấp, tiểu đường, ho ra máu hoặc đau tức ngực Kim anh: rosa laevigata
- Bộ phận sử dụng : vỏ quả
- Giá trị sử dụng: cung cấp vitaminC , giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và thuốc cầm máu. Dạng sử dụng được chế biến thành siro hoặc mứt, có tác dụng an thần nhẹ kích thích tiêu hóa tốt. Cát sâm: callerya speciosa
- Bộ phận sử dụng: rễ củ
- Giá trị sử dụng: dùng làm thuốc bổ, chúa ho, sốt, bí tiểu tiện... dược dùng với dạng thuốc săc uống và phối hợp với các vị thuốc khác Ba kích: morinda officinalis
- Bộ phận sử dụng: rễ củ
- Giá trị sử dụng: dùng làm thuốc bổ dương, tăng cường sinh dục nam, chữa đau nhức xương khớp, đau lưng và kinh nguyệt không đều. Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống, cũng có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác
Câu 18: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây dùng làm thuốc chữa các nhóm bệnh: đau đầu, cảm cúm, đau bụng, bênh ngoài da. Nêu bộ phận sử dụng và cách sử dụng của các loài cây đó?
1. Nhóm chữa cảm cúm: đại bi, kinh giới, hương nhu trắng, Đại bi: blumea balsamifera
- Bộ phận sử dụng: lá cành non
- Giá trị sử dụng: được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, làm toát mồ hôi, trị ho, trừ đờm, đau dạ dày
- Bộ phậ sử dụng: thân lá
- Giá trị sử dụng: dùng để chứa cảm cúm, nôn mửa, đau đầu, mần ngứa, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, khứ phong. Thân và lá sao đen có tác dụng cầm máu.
Hương nhu trắng: Ocimum gratissimum - Bộ phận sử dụng: tinh dầu trong hoa, lá
- Giá trị sử dụng; chứa cảm cúm, nhức đầu, hạ sốt, say nắng, đau bụng 2. Nhóm bệnh ngoài ra: gồm các cây: bồ công anh, núc nác, kim
ngân, thổ phục linh Bồ công anh: lactuca indica
- Bộ phận sử dụng: toàn bộ cây
- Giá trị sử dụng: có tác dụng tiêu độc làm mát, trong các trường hợp bị mụn nhọt mẩn ngứa, lở loét, chữa đau dạ dày, kích thích tiêu hóa, lá non thường làm rau ăn. Thường dùng dưới dạng thuốc sắc cũng có thể dùng cao uống trong và dán ngoài trong các trường hợp viêm nhọt.
Cây núc nác: Oroxylum indicum
- Bộ phận sử dụng: vỏ thân phơi hoặc sấy khô và hạt
- Giá trị sử dụng: làm thuốc chữa bệnh vàng da, viêm gan, viêm đường tiết niệu... đặc biệt là các bệnh dị ứng mần ngứa mụn nhọt- dùng dưới dạng thuốc sắc uống. Hạt dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, đau dạ dày.
Kim ngân: lonicera japonica
- Bộ phận sử dụng: nụ, hoa, cành , lá
- Giá trị sử dụng: là vị thuốc chữa mụn nhọt, mần ngứa, dị ứng, ho, bệnh đường tiêu hóa
Chè vằng: jasninum tonkinensis - Bộ phận sử dụng ; cành lá
- Giá trị sử dụng: có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, các bệnh ngứa ngoài da, chóc đầu, ghẻ lở
Thổ phục linh: Smilax glabra - Bộ phận sử dụng: thân rễ
- Giá trị sử dụng: chữa tê thấp, chống viêm, tiêu độc, trong các trường hợp bị bệnh ngoài da mụn nhọt, dị ứng,
3. Chứa đau đầu: lạc tiên, ngải cứu Lạc tiên: passiflora foetida
- Bộ phận sử dụng: lá
- Giá trị sử dụng; lá dùng để đắp và điều trị choáng váng đau đầu Ngải cứu: Artemisia vulgaris
- Bộ phận sử dụng : thân , lá
- Giá trị sử dụng: lá hơ nóng dùng để chườm bụng, trị đau đầu, dùng để gối đầu trị đau đầu
Câu 19: Trình bày các công cụ PRA sử dụng trong điều tra, đánh giá LSNG sau: phỏng vấn, vẽ sơ đồ, điều tra tuyến, thống kê các loài LSNG.
Phỏng vấn được xem là công cụ chủ yếu trong “tay” các cán bộ chuyên ngành hay đa ngành để giao tiếp với người dân và cán bộ địa phương nhằm thu thập thông tin cần thiết từ họ, phục vụ cho các mục đích khác nhau trong phát triển nông thôn.
• Phỏng vấn định hướng: Sử dụng câu hỏi kín hoặc bảng biểu cần thiết. Câu trả lời chỉ cần đáp ứng câu hỏi đặt ra và ghi chép vào các bảng
biểu cần thiết (Điều tra dân số, điều tra đánh giá kinh tế hộ gia đình…)
• Phỏng vấn bán định hướng: Sử dụng câu hỏi mở.Câu trả lời phải giải thích vì sao? tại sao? như thế nào…
- Kỹ năng sử dụng: • Trước khi phỏng vấn:
Cần có sự chuẩn bị để nắm chắc chủ đề và đưa ra được những câu hỏi mở hoặc bảng câu hỏi định hướng thích hợp theo yêu cầu của chủ đề cần phỏng vấn để thu thập thông tin từ những đối tượng cụ thể.
Thiết lập một đề cương sơ bộ cho cuộc phỏng vấn. Chọn người dân và nhóm người thích hợp cho nội dung phỏng vấn.
Tạo điều kiện cho sự tiếp xúc đối tượng phỏng vấn và điều kiện tiến hành phỏng vấn với phương châm đơn giản, thuận lợi, phù hợp để tăng hiệu quả của cuộc phỏng vấn.
Phải có những hiểu biết về phong tục tập quán, thời gian hoạt động của người dân và cộng đồng để chọn thời điểm thích hợp gặp gỡ đối tượng phỏng vấn.
• Trong khi phỏng vấn:
Cần có một thái độ cầu thị, cởi mở, thân thiện, kính trọng đối tượng. Sử dụng ngôn ngữ phổ thông đơn giản, dễ hiểu (nếu có thể dùng ngôn ngữ địa phương – thông qua thông dịch viên).
Cần có sự quan sát để nhìn nhận đúng, kịp thời thái độ, sự phản ứng của người được phỏng vấn để có sự thay đổi phương pháp phù hợp, đưa ra kết quả của phỏng vấn tốt hơn hoặc không bị bỏ dở.
Vẽ sơ đồ:Thể hiện thông tin bằng hình vẽ. Làm cơ sở cho thảo luận, xây dựng kế hoạch phát triển và bảo tồn LSNG trong thôn
- Cách vẽ sơđồ:
Chọn địađiểm (một nơi cao trong thôn: đi lại thuận lợi, dễ dàng quan sát toàn thôn và thu hút nhiều người cùng tham gia phác họa sơ đồ thôn) Trưởng nhóm giúp người dân thảo luận, phác họa sơ đồ thôn bản lên mặt đất.
Sử dụng vật liệu đơn giản khoanh vùng thể hiện vị trí trong thôn hiện đang trồng các loại cây lâm sản ngoài gỗ kể cả các loài cây thuốc.
Sau khi hoàn thành phác họa sơ đồ trên mặt đất cần chuyển sơ đồ đã phác họa vào khổ giấy lớn A0.
Điều tra tuyến và xây dựng sơ đồ lát cắt:
• Xây dựng các tuyến đi lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm ẩn nội bộ của cộng đồng.Từ đó làm cơ sở để lập kế hoạch phát triển LSNG.
• Chuẩn bị dụng cụ: bản đồ, sơđồ, giấy Ao, bút viết
• Trưởng nhóm hướng dẫn các thành viên thảo luận trên bản đồ, sơ đồ để xác định các hướng đi lát cắt.
• Tiến hành đi lát cắt từ vùng thấp đến vùng cao, đến mỗi vùng đặc trưng cho một loại hình sản xuất trong thôn thì dừng lại thảo luận. - Cách làm:
• Cán bộ PRA phác họa nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó tạo điều kiện nông dân thảo luận hoặc tiến hành phỏng vấn nội dung sau:
- Hiện trạng đất đai, cây trồng, vật nuôi. - Khó khăn mà người dân đang phải đối mặt. - Mong muốn của người dân.
- Giải pháp đề xuất.
• Cán bộ PRA trợ giúp trưởng nhóm phác họa sơ đồ lát cắt bao gồm cả kết quả thảo luận trên giấy A0. Sơ đồ lát cắt này sẽ được phác họa lại trên giấy A4 để chuẩn bị cho cuộc họp thôn.
Thống kê các loài LSNG:
- Xác định được các loại lâm sản ngoài gỗ hiện có tại địa phương, phân tích được giá trị kinh tế, phân bố, khả năng phát triển của từng loại. Làm cơ sở xây dựng kế hoạch sử dụng và phát triển bền vững LSNG trong khu vực.
Câu 20: Trình bày công cụ xếp hạng ưu tiên các loài LSNG và công cụ kênh thị trường LSNG.
Xếp hạng ưu tiên các loài cây LSNG: Đánh giá mức độ quan trọng của các vấn đề do người dân yêu cầu và các hoạt động nhằm giải quyết vấn đề.Làm cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên các hoạt động
Sơ đồ kênh thị trường : Sử dụng công cụ sơ đồ hình cây và sơ đồ thị
trường để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển LSNG bao gồm thuận lợi và khó khăn.Làm cơ sở đề xuất các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn trong quá trình lập kế hoạch.
- Nội dung và phương pháp tiến hành: Vấn đềđưa ra: Xác định một số sản phẩm LSNG (Tre nứa, mây, cây thuốc, cây làm hương liệu) Vấn đề phải trả lời cây hỏi các sản phẩm này làm ra tiêu thụ ở đâu? Tiêu thụ thế nào? Ai tiêu thụ? Cự ly tiêu thụ? Sự thay đổi giá cả?
- Các bước tiến hành:
• B1: Xác định hệ thống chợ trong khu vực • B2: Xác định khoảng cách từ thôn tới các chợ
• B3: Xác định thông tin các sản phẩm LSNG thườngđược buôn bán, nơi thu hái, giá cả, phương tiện vận chuyển, người mua…
Câu 21: Phân tích khó khăn, xác định giải pháp và lập kế hoạch phát triển LSNG ở cộng đồng?
Phân tích thuận lợi, khó khăn, mong muốn và giải pháp theo lĩnh vực và lập kế hoạch phát triển LSNG ở cộng đồng:
- Bước 1: Chia nhóm, phân công việc cho nhóm
Chia nhóm nông dân được lựa chọn và tổ chức PRA tại thôn thành 4 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm nhỏ chịu trách nhiệm thực hiện phân tích khó khăn, thuận lợi, mong muốn của người dân, đề xuất các hoạt động theo ma trận kế hoạch cho từng lĩnh vực cụ thể liên quan đến phát triển kinh tế xã hội thôn.
• Nhóm 1: phân tích lĩnh vực nâng cao năng lực(đào tạo cho cán bộ thôn xã và nông dân)
• Nhóm 3: phân tích lĩnh vực cơ sở hạ tầng bao gồm thủy lợi, đường xá, các công trình nông thôn khác.
• Nhóm 4: các lĩnh vực khác: y tế, nghề phụ, tín dụng nông thôn. - Bước 2: Từng nhóm thực hiện nhiệm vụ được phân công:
Mỗi nhóm bầu: 1 nhóm trưởng có khả năng điều phối cuộc họp nhóm, tổng hợp, phân tích ý kiến đóng góp của thành viên nhóm. Nhóm cũng tiến hành cử 1 người ghi chép nội dung thảo luận nhóm và kết quả làm việc của nhóm
Trưởng từng nhom với sự giúp đỡ của nhóm PRA chuẩn bị nội dung thảo luận trên giấy A4