Máy thi công chọn ở phần chọn máy thi công ở phần II của thuyết minh này. .Thi công bêtông
1.Thi công bêtông cột.
a.Đổ và đầm bêtông cột.
+Chọn giải pháp đổ bêtông cột bằng vòi voi. Có cửa đổ bêtông .
+Bê tông được đổ sau khi đã nghiệm thu xong cốt thép và ván khuôn cột.
+ Bêtông được trút từ máy trộn vào xe cải tiến và đưa lên cao bằng cần trục, sau đó vận
chuyển đến phễu của vòi voi.
+ Đổ bêtông cột qua vòi voi , mỗi lớp đổ dày khoảng 40 cm rồi dừng lại để đầm bằng
đầm dùi. Đối với bêtông của phần cột phía dưới dùng búa đinh gõ vào ván khuôn cột
vì đầm không tới nơi được, việc đầm phải đảm bảo cho bêtông đặc chắc. + Bêtông cột được đổ cho đến cao trình thiết kế rồi dừng lại.
b.Bảo dưỡng bê tông:
Ngay sau khi đổ bê tông cột xong phải tiến hành cho phủ những cột bị nắng, để không ảnh hưởng của nắng mưa và phải giữ ẩm thường xuyên . Bảo dưỡng bê tông trong 3
÷ 4 ngày .Hai ngày đầu cứ 2h tưới nước một lần.Việc bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo cho bê tông không bị trắng mặt, rạn nứt chân chim và phải đảm bảo cho bê tông phát triển cường độ trong điều kiện tốt nhất.
2. Thi công bê tông dầm sàn.
a. Đổ bê tông và đầm .
thương phẩm được chở bằng ô tô từ nhà máy đến công trường và dùng máy bơm bêtông vận chuyển lên cao.
+ Sau khi kiểm tra chất lượng bêtông, cho xe chở bêtông lùi vào vị trí, quay trộn 1 số vòng rồi trút bêtông vào phễu nạp máy bơm đến gần cửa hút của bơm từ 15÷20cm thì cho bơm làm
việc. Cứ sau 15 phút có 1 xe vận chuyển bêtông tới.
+ Bêtông được bơm thành từng dải 1m theo chiều ngang nhà theo 2 phương, khi đổ đến cách dầm 1 đoạn 1m thì tiến hành đổ dầm, sau đó lại tiếp tục đổ sàn.
+ Sau khi đầm bêtông xong dùng bàn xoa, xoa cho nhẵn.
+Trên mặt sàn phải làm sàn công tác để thuận lợi cho người đi lại thao tác và tránh cho cốt thép sàn bị dẫm cong, trong quá trình thi công, bê tông đổ đến đâu thì rút sàn công tác đến đó. + Quá trình bơm bê tông cần chú ý không dùng phụ gia trương nở, chiều dài của ống bơm
được tính sao cho trong quá trình bơm khi tháo ra mà không lắp thêm vào.Trong quá trình bơm nếu có sự cố xảy ra phải dừng lại , nếu lâu quá thì cứ 5 phút phải cho máy bơm quay 1 lần, nếu ngừng quá 1h thì phải lấy hết bêtông ra khỏi và rửa sạch đường ống. Phải có biện pháp sử dụng bêtông thừa trong máy khi bơm.
+ Đối với sàn dùng đầm bàn để đầm bêtông, khi đầm máy phải được kéo từ từ, thời gian đầm một chỗ đối với đầm bàn là 30÷50s và cũng tuân theo những yêu cầu chung.
b. Bảo dưỡng bê tông .
+ Ngay sau khi đổ bê tông xong phải che phủ bề mặt cho bê tông. Những tấm che phải tốt nhất phải được giữ ẩm để cho bêtông không bị tác dụng bởi ánh nắng mặt trời và nhiệt độ của môi trường, tạo điều kiện cho bêtông thuỷ phân tốt, tăng chất lượng của bê tông.
+ Khi bêtông đạt 5 kg/cm2 tức là 2÷5h, ta bắt đầu tưới nước giữ ẩm cho bê tông. + Thời gian bảo dưỡng bê tông mùa hè tối thiểu phải 3 ngày .
+ Trước khi bê tông đạt cường độ 25 kg/cm2 thì không được tác động vào khối bê tông
3. Khắc phục những khuyết tật khi thi công bê tông
+ Các hiện tượng thường gặp như rỗ , nứt nẻ, trắng mặt. a. Hiện tượng rỗ: rỗ tổ ong ,rỗ sâu, rỗ thấu suốt.
Nguyên nhân:
- Do độ cao rơi tự do của bê tông quá lớn gây hiện tượng phân tầng.
- Do độ dày lớp bê tông quá lớn, vượt quá phạm vi tác dụng của đầm, hoặc do đầm không kỹ. -Do cốt liệu quá lớn , cốt thép dày nên bê tông không lọt qua được .
-Ván khuôn không khít làm mất nước xi măng. Cách sửa chữa:
Đục bỏ lớp bê tông bị rỗ cho đến lớp bê tông tốt . - Rửa sạch để khô rồi dùng nước xi măng quét lên . b. Hiện tượng nứt nẻ.
Thường gặp ở bê tông khối lớn và bê tông có diện tích lớn. Hiện tượng này làm cho môi tường xâm thực ăn mòn cốt thép. Nếu gặp trường hợp này thì phải theo dõi cho đến khi ngừng nứt mới sữa chữa hoặc dùng vữa xi măng trát lại.
c. Hiện tương trắng mặt.
Do ánh nắng mặt trời chiếu vào, khi không che phủ lớp bê tông trên bề mặt bị nứt.
- Cách tốt nhất để tránh hiện tượng này là phải tưới nước bảo dưỡng thường bê tông và che phủ bê tông khi thi công xong.
PHẦN VII: CÔNG TÁC THÉP.1. Cốt thép cột. 1. Cốt thép cột.
a,.Gia công cốt thép .
- Các yêu cầu đối với cốt thép.
+ Cắt, uốn cốt thép đúng kích thước thiết kế xong cũng cần linh hoạt để giảm tối đa lượng thép thừa.
+ Bề mặt sạch không dính bùn đất, không có vảy sắt và các lớp gỉ. + Dùng xe cải tiến đưa cốt thép đã được gia công từ kho ra công trường.
+ Cốt thép ngắn được đưa trực tiếp lên sàn công tác của máy để chuyển lên cao, cốt thép dài được buộc một đầu vào thanh, một đầu vào sàn nâng lên cao.
b. Lắp dựng cốt thép .
- Cốt thép được lắp theo trình tự từ xa đến gần.
- Do cột cao nên nên khi lắp dựng cốt thép cần đứng lên dàn giấo. - Cốt thép được ghép thành khung ngang tại vị trí lắp dựng.
- Nối cốt thép ttrong cột phải đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế.
- Dựng đứng lần lượt từng thanh cốt thép.Trong quá trình dựng cần lưu ý cho vào khung của cốt thép cột với số lượng đai cần thiết.
- Định vị lại các thanh cốt thép rồi giữ ổn định cho chúng bằng các thanh chống xiên. - Buộc các con kê bằng bê tông đúc sẵn đễ đảm bảo lớp bảo vệ cho cốt thép cột. - Khi vận chuyển cốt thép phải đảm bảo cho cốt thép không bị hư hỏng, biến dạng.
c. Nghiệm thu cốt thép cột.
- Cốt thép cột sau khi lắp dựng phải thoả mãn các yêu cầu của thiết kế cẩ về hình dạng, kích thước , khoảng cách, chung loại , độ ổn định cũng như vị trí của tim cột và độ thẳng đứng. - Con kê đặt tại một vị trí thích hợp, tuỳ vào mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m cho một điểm kê, không phá huỷ bê tông.
- Sai lệch về lắp đặt cốt thép theo qui phạm hiện hành.