PHÂN KHÚC THỊ TRƢỜNG, KHÁCH HÀNG, MARKETTING

Một phần của tài liệu Chiến lược khác biệt sản phẩm của Hermes Paris pot (Trang 25 - 28)

3.1 Phân khúc thị trƣờng

Là một trong những thương hiệu hàng xa xỉ trứ danh nhất thế giới, tính tới nay, Hermes đã trải qua gần 200 năm lịch sử. Những chiếc túi da mang nhãn hiệu Hermes đã trở thành món đồ ưa thích của giới thượng lưu quốc tế.

Phân khúc thị trường của Hermes khá rộng lớn, từ trụ sở chính toạ lạc tại Pantin, ngoại ô thủ đô Paris của nước Pháp, những chiếc túi hiệu Hermes đã được trao tận tay người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường của Harmes phát triển nhất ở những thiên đường mua sắm của giới thượng lưu như: thủ đô Paris của nước Pháp, kinh đô điện ảnh Hollywood ở Mỹ hay Monte Carlo ở Harmes chủ yếu tập trung phân khúc thị trường theo thu nhập khách hàng

 Nhóm thu nhập cao (khoảng $500.000/ tháng ): phân khúc này, Hermes tung ra các mẫu túi xách có giá cao ngất ngư ng (từ $10.000 – $100.000) với thiết kế độc đáo, cầu kỳ và có một không hai. Phần lớn, những chiếc túi xách Hermes được thiết kế theo đơn đặt hàng của khách hàng với số lượng rất ít hoặc là chỉ có duy nhất một một sản phẩm trên thế giới, nhiều khi khách hàng phải chờ đợi đến vài năm mới có được chiếc túi xách mình đặt mua. Số lượng túi xách sản xuất ra để bán rất ít nhưng lợi nhuận thu được rất cao. Chiếc túi Hermes Brikin làm từ vàng nguyên chất và được gắn nhiều kim cương, đá quý với giá trị $2 triệu là một trong những sản phẩm nổi bật được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng thuộc phân khúc này. Đây cũng chính là thị trường mục tiêu của Hermes.

 Nhóm thu nhập trung bình (khoảng $10.000/tháng): Hermes đưa ra các sản phẩm túi xách với tính năng sang trọng dành cho nhân viên văn phòng với giá cả tương đối thấp hơn phân khúc trên. Ví dụ như túi xách Hermes Steve có thể chứa được cả chiếc laptop, rất phù hợp để giới doanh nhân đem theo trong những buổi họi họp

Nhóm 7 26 hay sự kiện quan trọng. phân khúc này số lượng hàng bán ra tương đối nhiều nhưng lợi nhuận thu được lại thấp hơn phân khúc trên.

Ngoài ra, Hermes còn lựa chọn thị trường tiềm năng của mình là ở Trung Quốc bởi vì doanh thu của các mặt hàng xa xỉ tại nước này được kỳ vọng sẽ bùng nổ mạnh mẽ. Số lượng những người giàu có tăng đột biến. Theo số liệu giữa năm 2011, Trung Quốc có khoảng 500.000 triệu phú Trung Quốc, cao hơn 31% so với năm 2008. Đầu tháng 2 năm 2012, theo báo cáo Wealth Report, Trung Quốc đứng thứ hai về số lượng tỷ phú trên thế giới sau Mỹ với 72 người. Và trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phải đối mặt với tình trạng suy thoái và thị trường hàng cao cấp tại nhiều quốc gia đi xuống thì việc mua sắm những sản phẩm xa xỉ lại không ảnh hưởng đến tâm lý cũng như túi tiền của những người giàu có Trung Quốc. Ngoài ra, người Trung Quốc cũng nổi tiếng là thích thể hiện đẳng cấp và đam mê các mặt hàng cao cấp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 80% người trẻ tuổi tại nước này thích hàng hiệu. Hiệp hội Quốc tế về hàng hiệu (WLGA) vừa cho biết, Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ hàng hóa xa xỉ lớn thứ hai thế giới, trên Mỹ và sau Nhật Bản với mức tiêu thụ chiếm 25% thị trường toàn thế giới. Từ 2007 đến 2011, thị phần tiêu thụ hàng hiệu tại Trung Quốc đã tăng từ 13% lên 25%. Mức tiêu thụ hàng hiệu năm 2011 của Trung Quốc khoảng 12,6 tỷ USD. Dự báo trong vài năm tới, rất có thể Trung Quốc sẽ thống trị thị trường tiêu thụ hàng cao cấp của thế giới.

3.2 Khách hàng mục ti u

Hermes nhắm tới những khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu trên thế giới, họ là những người có thu nhập cao, có lối sống xa xỉ và am hiểu về thời trang hàng hiệu, phần lớn họ là những nhân vật nổi tiếng trên thế giới như: ca sĩ, diễn viên, thành viên trong gia đình hoàng tộc hay các doanh nhân giàu có , những người mà s n sàng chi trả một số tiền lớn để sở hữu những món đồ hiệu đắt giá và không đụng hàng.

Hầu hết các ngôi sao màn bạc lớn ở kinh đô điện ảnh Hollywood đều là các khách hàng ruột của Hermes. Có thể đơn cử như: Britney Spears, Victoria Beckham, Eva Longoria Parker, Katie Holmes, Lady Gaga

Nhóm 7 27 * Khách hàng tiềm năng: Hermes nhắm tới các khách hàng tiềm năng là một bộ phận giới trẻ thuộc các gia đình giàu có, họ muốn thể hiện cá tính và đẳng cấp của mình bằng việc sở hữu các sản phẩm hàng hiệu cao cấp.

3.3 Đối thủ cạnh tranh

Vốn nổi tiếng với những mẫu túi xách hàng hiệu xa xỉ nhất trên thế giới, Hermes từ mấy chục năm qua đã khẳng định tên tuổi của mình trong làng thời trang quốc tế. Năm 2001, Hermes đã đứng vững trước cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với mức lợi nhuận ròng đạt được là 594,3 triệu euro. Tuy nhiên, Hermes không phải là tên tuổi duy nhất trong ngành công nghiệp thời trang quốc tế thu được kết quả kinh doanh khả quan như thế. Thương hiệu thời trang cao cấp PPR của Pháp cũng công bố mức lợi nhuận 986 euro đạt được trong năm ngoái, tăng 2,3% so với năm 2010. Trong khi đó, Prada của Italia và Richemont của Thụy Sĩ cũng đưa ra báo cáo tích cực về hoạt động kinh doanh trong năm 2011. Không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh gay hắt từ các hãng thời trang cao cấp ở Pháp, Hermes còn phải lo lắng về việc mất thị phần vào tay những thương hiệu khác như Chanel, Dior, Cheviot, Coach, Louis Vuitton

Năm 2010, LVMH ( LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton SA), tập đoàn mẹ của nhãn hiệu thời trang Louis Vuitton, tuyên bố đã mua lại 17,1% cổ phần với giá 1,45 triệu Euro (2 triệu USD) của gia đình Hermes. Các thành viên của gia đình sáng lập luôn trong tình trạng s n sàng bán lại cổ phần của mình, và khỏang 73% cổ phần của nhãn hiệu Hermès được nắm giữ bởi các thành viên trong gia đình Hermes. Điều này cho thấy, Hermes đang đối mặt với nguy cơ bị thâu tóm từ các đối thủ cạnh tranh hùng mạnh

Nhóm 7 28

Một phần của tài liệu Chiến lược khác biệt sản phẩm của Hermes Paris pot (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)