2.4.9Cảm giác giác mạc
Hình 2.8 Cảm giác kế Cochet Bonnet
Sử dụng cảm giác kế (esthesiometer) Cochet-Bonnet (Lunau, Pháp) đo cảm giác giác mạc vùng trung tâm (Hình 2.8). Đường kính của sợi chỉ nylon là 0,12 mm, với chiều dài thay đổi từ 0 đến 60 mm. Bắt đầu từ chiều dài tối đa 60 mm, tương ứng với áp lực kích thích nhỏ nhất, giảm 5 mm mỗi lần thử lại.
Luôn để sợi chỉ vuông góc với giác mạc trung tâm khi thử. Khi sợi chỉ bị uốn cong là đã đủ gây kích thích. Thử 3 lần với cùng độ dài, nếu bệnh nhân cảm nhận được hai lần, sẽđược tính là ngưỡng cảm giác giác mạc [117].
2.4.10Tính trong suốt của giác mạc
Mức độ mờ của giác mạc được đánh giá trên sinh hiển vi, có 5 mức từ 0 đến 4 [28].
0 – Giác mạc trong suốt
1 – Mờ nhẹ, thấy được qua ánh sáng xiên, gián tiếp 2 – Mờ màng khói thấy với ánh sáng trực tiếp, tại chỗ
3 – Mờ nhiều, che phủ một phần chi tiết mống mắt, thấy dễ dàng, chưa ảnh hưởng đến khúc xạ
4 – Mờ rất nặng che hoàn toàn chi tiết mống mắt, không đo được khúc xạ
2.4.11Đo đường kính đồng tử
Sử dụng đồng tử kế (pupilometer) Colvard có vành che phủ hốc mắt. Khi đo hệ thống đèn phòng được tắt để mắt còn lại không bị co đồng tử, tránh ảnh hưởng đến mắt đang đo (Hình 2.9 -1).
Hình 2.9 Đo kích thước đồng tử (1) và chiều dày GM (2)
2.4.12Đo công suất giác mạc
Đo bằng Javal kế (Hình 2.5-2) và máy đo bản đồ giác mạc Orbscan (Hình 2.5-1).
2 1
2.4.13Nhãn áp
Đo bằng nhãn áp kế Goldman gắn trên sinh hiển vi
2.4.14Đo chiều dày giác mạc
Đo bằng sóng siêu âm tại 9 điểm trung tâm và cận trung tâm giác mạc, số đo thấp nhất ở vùng trung tâm giác mạc được thu thập (Hình 2.9 -2).
2.4.15Độ cầu tương đương
SE = Độ cầu + Độ trụ / 2 [195]
2.4.16Mức độ cận thị dựa trên độ cầu tương đương
Theo phân loại của O’Doherty [139]. - Cận nhẹ: 0 đến - 3,0 điốp - Cận trung bình: từ trên - 3,0 điốp đến - 6,0 điốp - Cận nặng: trên - 6,0 điốp 2.4.17Tính an toàn - Mức độ giảm thị lực tối đa: tỷ lệ thị lực tối đa giảm 1 hàng, 2 hàng và trên 2 hàng so với thị lực tối đa trước mổ [195].
- Chỉ số an toàn: thị lực có kính trung bình sau phẫu thuật / thị lực có kính trung bình trước phẫu thuật.
- Phẫu thuật được cho là an toàn khi: chỉ số an toàn ≥ 1,0 và không có trường hợp nào giảm trên 2 hàng thị lực tối đa so với trước mổ.
2.4.18Tính hiệu quả
- Tỷ lệ thị lực không kính đạt 5/10 và 10/10.
- Chỉ số hiệu quả: thị lực không kính trung bình sau phẫu thuật/ thị lực có kính trung bình trước phẫu thuật.
- Tỷ lệ thị lực không kính sau mổ tăng 1 hàng, 2 hàng và trên 2 hàng so với thị lực tối đa trước phẫu thuật [195].
- Phẫu thuật được cho là hiểu quả khi khi: chỉ số hiệu quả ≥ 1,0 và 100% trường hợp có thị lực không kính sau mổ ≥ 5/10, tỷ lệ TLKK ≥ 10/10 và TLKK sau mổ ≥ càng cao càng hiệu quả.
2.4.19Tính chính xác
- Tỷ lệ khúc xạ sau mổ đạt trong khoảng ± 0,25 điốp, ±0,5 điốp, ± 1,0 điốp [195].
- Tính chính xác càng cao khi những tỷ lệ trên càng cao
2.4.20Tính ổn định
- Biên độ khúc xạ dao động theo thời gian.
- Khúc xạ ổn định có nghĩa là biên độ dao động không quá 0,5 điốp trong vòng 6 tháng [195].
2.4.21Đánh giá kết quả chung
Dựa trên độ cầu tương đương và sự tăng giảm hàng thị lực tối đa sau phẫu thuật so với trước phẫu thuật.
- Xuất sắc: SE ≤ 0,25 điốp và TLTĐ sau PT > TLTĐ trước PT - Tốt: SE ≤ 0,5 điốp và TLTĐ sau PT ≥ TLTĐ trước PT - Đạt yêu cầu: SE ≤ 1,0 điốp và TLTĐ sau PT ≥ TLTĐ trước PT - Không đạt: SE > 1,0 điốp hoặc TLTĐ sau PT < TLTĐ trước PT
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS cho môi trường Window phiên bản 11.5. Giả thuyết tính an toàn, hiệu quả của hai phương pháp là như nhau
Các phép kiểm thống kê
- Test χ2 để so sánh 2 tỷ lệ, sử dụng test chính xác Fisher và hiệu chỉnh Yates nếu cần.
- Test t và t bắt cặp so sánh giá trị trung bình
- Test Mann-Whitney, Wilcoxon cho các dữ liệu phi tham số
- Phân tích phương sai một yếu tố, hệ số tương quan Pearson và hồi qui đa biến tìm mối liên quan
- Giá trị p < 0,05 được cho là khác biệt có ý nghĩa thống kê - Kết quả được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ
2.6 VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy cả LASIK lẫn phẫu thuật bóc bay bề mặt đều hiệu quả và an toàn trong điều trị cận và loạn cận [8], [9], [13], [24]. Nghiên cứu hiện hành so sánh EpiLASIK, phẫu thuật bóc bay bề mặt thế hệ sau cùng với LASIK là phẫu thuật laser excimer phổ biến nhất hiện nay. Trong đó các tiêu chuẩn chọn mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép của cả hai phẫu thuật, đảm bảo sự an toàn điều trị dù can thiệp bằng phương thức nào.
Hơn nữa, mục tiêu của nghiên cứu không phải để chứng minh một trong hai phương pháp tốt hơn hẳn nhằm loại bỏ và thay thế phương pháp còn lại. Đây là nghiên cứu về sự an toàn và hiệu quả của EpiLASIK trong các điều kiện bình thường với nhóm chứng là LASIK. Từ đó phân tích kết quả để đưa ra nhận định, đề xuất về lựa chọn phẫu thuật đối với những cá thể có các đặc điểm lâm sàng, giải phẫu, lối sống riêng biệt nếu được phẫu thuật bằng EpiLASIK sẽ có lợi và an toàn hơn so với LASIK. Có EpiLASIK, phẫu thuật viên sẽ thêm công cụ khi cân nhắc, quyết định giải pháp tối ưu cho người bệnh.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế mù đơn, so sánh trên hai mắt. Đây là thiết kế nghiên cứu rất phổ biến trong các nghiên cứu về khúc xạ, có ưu điểm giảm tối đa các yếu tố nhiễu nhằm đạt đến các kết luận có tính khách quan cao nhất.
Nghiên cứu được thông qua hội đồng khoa học công nghệ của bệnh viện trước khi tiến hành.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
Có 83 bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu, trong đó 21 nam (25,3%) và 62 nữ (74,7%) (Biểu đồ 3.1). Tuổi trung bình 22,54 ± 4,65, nhỏ nhất là 18 tuổi, lớn nhất 40 tuổi. Thời gian phẫu thuật từ 12/6/2007 đến tháng 10/10/2007, thời điểm thu thập dữ liệu cuối cùng 31/12/2008. 74.7 25.3 Nam Nữ
Biểu đồ 3.1 Phân bố mẫu theo giới tính
31.3 38.6 34.9 68.7 61.4 65.1 0 20 40 60 80 100 120
EpiLASIK LASIK Chung
%
Cận Loạn cận
Biểu đồ 3.2 Phân bố tật khúc xạ
Cận thị đơn thuần chiếm 34,9% trường hợp, loạn cận kép 65,1%. Trong đó, nhóm EpiLASIK và LASIK lần lượt có 31,3% và 38,6% mắt cận đơn thuần, 68,7% và 61,4% loạn cận kép, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p = 0,416; test χ2) (Biểu đồ 3.2).
Bảng 3.1 Khúc xạ và thị lực trước phẫu thuật Trung bình ±độ lệch chuẩn(điốp) Biến số EpiLASIK LASIK p Cận (điốp) -3,97 ± 1,58 (từ -0,75 đến -8,25) -3,98 ± 1,57 (từ -0,50 đến -8,25) 0,945 * Loạn (điốp) -0,59 ± 0,67 (từ 0,00 đến -2,75) -0,58 ± 0,73 (từ 0,00 đến -4,75) 0,788 ** SE (điốp) -4,26 ± 1,64 (từ -1,50 đến -8,75) -4,27 ± 1,63 (từ -1,25 đến -8,25) 0,969 * TLTĐ 1,01 ± 0,02 (từ 1,0 đến 1,2) 1,01 ± 0,02 (từ 1,0 đến 1,2) 1,0 ** * test t, 2 nhóm độc lập
** test Mann-Whitney, 2 nhóm độc lập
Trước mổ, khúc xạ và thị lực tối đa của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05; test t và Mann-Whitney, 2 nhóm độc lập) (Bảng 3.1).
Bảng 3.2 Phân bố theo mức độ cận trước phẫu thuật
EpiLASIK LASIK Mức độ n (%) p