Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực CNTT.

Một phần của tài liệu LUẬN văn cơ sở pháp lý của đảng và nhà nước đối với sự phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của v (Trang 132 - 133)

Quảng Ngãi là một tỉnh nông nghiệp đang phấn đấu thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế (theo nghị quyết Đảng bộ xx) với hàm lượng công nghiệp, thương mại và dịch vụ tăng cao, bởi vậy Quảng Ngãi cần một nguồn nhân lực rất lớn đặc biệt là nguồn lực đã qua đào tạo và nguồn nhân lực CNTT.

Để đáp ứng triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn Tỉnh, Quảng Ngãi phải coi vấn đề đào tạo nguồn nhân lực như là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Cần quy hoạch, nâng cấp các trường, các trung tâm đào tạo CNTT vừa đáp ứng phổ cập và vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hướng tới hợp tác đào tạo chuyên gia.

Đối với đội ngũ lãnh đạo chính quyền các cấp phải chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) để giúp Tỉnh thực hiện tốt chiến lược phát triển CPĐT và các dự án CNTT trong giai đoạn 2006-2010 và xa hơn nữa.

Để đạt được điều đó chúng ta có một số các phương án sau:

- Đầu tư đưa CNTT vào đào tạo phổ cập trong hệ thống giáo dục các

cấp; chú trọng hơn nữa đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp trong các bậc cao đẳng, đại học và đào tạo nghề với trình độ cao đủ năng lực hội nhập thị trường lao động CNTT quốc tế.

- Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh theo hướng chuyên nghiệp, đào tạo chuyên sâu. Tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các trường công nghệ cao, các viện nghiên cứu, các công ty phát triển CNTT có thương hiệu trong và ngoài nước.

- Đầu tư nâng cấp các trường dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, kiên quyết lạo bỏ các chương trình, giáo trình lạc hậu, thiếu cập nhật. Không ngừng xây dựng và câph nhật hệ thống các chương trình, giáo trình mới, chất lượng, chú trọng nâng cao kỹ năng nghề.

- Xã hội hoá việc đào tạo nguồn lực CNTT, nhằm thu hút các thành phần

kinh tế, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trực tiếp đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT. Đồng thời tranh thủ thu hút các nguồn đầu tư phát triển nguồn nhân lực từ bên ngoài.

Trên thực tế, thực trạng điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và tỷ trọng lao động chất xám hiện có trên địa bàn tỉnh hiện nay thì chưa thể thực hiện đồng thời các phương án trên để phát triển nguồn nhân lực.

Trong giai đoạn từ 2006 – 2010 sẽ lựa chọn phương án và phân kỳ thực hiện như sau:

1. Đưa tin học vào giảng dạy như một môn học chính khoá trong hệ thống giáo dục các cấp.

2. Rà soát và chuẩn hoá các chương trình đào tạo phổ cập CNTT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề và cao đẳng. 3. Rà soát và chuẩn hoá các chương trình đào tạo phổ cập CNTT tại các

cơ sở đào tạo ngoài quốc lập trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính cập nhật, tính chuyên nghiệp; đồng thời có cơ chế chính sách tích cực cho xã hội hoá phát triển nguồn nhân lực CNTT nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT.

4. Xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo CNTT chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu đạt tiêu chuẩn quốc gia và đẩy

Một phần của tài liệu LUẬN văn cơ sở pháp lý của đảng và nhà nước đối với sự phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của v (Trang 132 - 133)