Ứng dụng của Ozone trong nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Tiểu luận quá trình công nghệ môi trường hệ thống khử trùng bằng phương pháp hóa học (Trang 34 - 37)

Tại Việt Nam, việc tăng diện tích nuôi trồng một cách nhanh chóng và sử dụng phương pháp nuôi trồng thủy sản lạc hậu đã gây những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường dẫn. Người nông dân lạm dụng các thuốc hóa học để trị bệnh cho tôm dẫn đến việc dư lượng kháng sinh trong tôm, cá vượt quá mức cho phép dẫn đến tôm, cá chết hàng loạt tại các địa phương kéo theo đó làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

Để khắc phục các nhược điểm trên, hiện nay Việt Nam đã ứng dụng các công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản như công nghệ Vi Sinh, công nghệ sử dụng khí ozone trong máy ozone…, các công nghệ mà nhiều nước trên thế giới đã sử dụng.

Việc ứng dụng ozone xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản trước đây hầu như chưa áp dụng tại Việt Nam nhưng đã được sử dụng hết sức phổ biết tại Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ..nó đã mang lại nhưng lợi ích hết sức to lớn cho người nông dân cũng như cải thiện môi trường.

Ngoài ra việc sử dụng khí ozone còn đem lại những lợi ích sau:

- Cung cấp Ozone + Không khí với dòng nước đối lưu, giúp giảm thiểu lượng vi rút gây bệnh và cung cấp đủ lượng oxy cho tôm, cá sinh sống dưới đáy ao nuôi, không cần sử dụng hóa chất hay các chế phẩm khác.

- Cung cấp lượng Ozone + Không khí bơm thẳng xuống đáy hồ giúp tiêu hủy vi rút gây bệnh, phân hủy thức ăn thối rữa, giúp tôm hấp thụ lượng thức ăn để phát triển, và gia tăng mật độ tôm nuôi.

- Cung cấp đủ không khí xuống đáy ao nuôi giúp giảm lượng khí ammoniac, giảm lượng khí H2S dưới đáy ao và gia tăng lượng khí oxy hòa tan.

CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN

Sử dụng khử trùng bằng phương pháp hóa học là phương pháp phổ biến nhất hiện nay trong việc xử lý nguồn nước tại các hộ gia đình, khu công nghiệp và một số nơi trên toàn thế giới.

Clo hóa là một phương pháp rất phổ biến của khử trùng nước đã được sử dụng cho nhiềunăm. Nó đã chứng minh là có hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn và virus. Với những lo ngại về trihalomethanes, một chất gây ung thư sản phẩm phụ của việc khử trùng, nhiều người đã trở nên do dự trong việc tiếp tục thực hiện quá trình này.Mặc dù khử trùng bằng clo có một số nhược điểm, nhưng nó vẫn tiếp tục được phổ biến

nhất,phương pháp đáng tin cậy, và chi phí-hiệu quả khử trùng nước.

Khử trùng bằng ozone cũng đem lại hiệu quả không kém việc khử trùng bằng clo. Tùy nhu cầu cũng như mức độ phản ánh về chất lượng nước khi đã xứ lý có tốt hay không thì nhà sản xuất sẽ áp dụng phương pháp nào cho phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như lợi nhuận .

TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] safewater.org :13-40 ; 100-127 ; 140-165 ; 166-188 ; 189-203 ; 69-112 ; [1] safewater.org :13-40 ; 100-127 ; 140-165 ; 166-188 ; 189-203 ; 69-112 ; 52-100 ; 32-34; 35-62 [2] scholar.lib.vt.edu : 45-49 ; 50-58 ; 77-92 [3] cdc.gov/safewater/pdf/chlorination-2014.pdf : 1-17 ; 28-33 ; 34-43 ; 44-65 ; 66-76 [4] gwpumps.com/purification/chlorintation-system/ [5] youtube.com/watch?v=1Ve-ks-fU3M [6]ozonesolutions.com/info/ozone-and-wastewater-disinfection [7] ozonesolutions.com/info/ozone-water-treatment [8]safewater.org [9] kdheks.gov : 10-36 ; 37- 81 ; 82-189 

Một phần của tài liệu Tiểu luận quá trình công nghệ môi trường hệ thống khử trùng bằng phương pháp hóa học (Trang 34 - 37)