- Do các công ti hàng loạt phát hành IPO nên lượng cung cho thị trường chứng khoán quá lớn, vượt quá cầu, dẫn đến quá tải, làm suy thoái thị trường
a. Tác động TTCk thông qua các quy định và chính sách phù hợp
Rõ ràng không thể phủ nhận hoặc đánh giá thấp vai trò của nhà nước trong việc đưa ra các chính sách, các quyết định vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư, là lực lượng thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp đi vào đúng quỹ đạo của nền kinh tế, vừa tạo được sức hút mạnh mẽ với các nhà đẩu tư nước ngòai tiềm năng…Nhưng rõ ràng hiện nay, khi TTCK có thể nói đang nóng sốt và bùng phát thì hơn hết vai trò của NN là phải phát huy hết tác dụng.Lấy ví dụ như : Trong cuộc đấu giá cổ phiếu Bảo Việt, các nhà đầu tư đã nộp 20.158 phiếu đặt mua hơn 388 triệu cổ phiếu, cao gần 6,5 lần số chào bán (60 triệu cổ phiếu). Kết quả giá trúng cao nhất là 250.000 đồng/cổ phiếu, giá thấp nhất là 67.800 đồng/cổ phiếu và giá bình quân là 73.910 đồng/cổ phiếu. Số liệu tổng hợp kết quả đặt mua cho thấy toàn bộ cổ phiếu IPO đã được đăng ký mua hết. Thế nhưng, đến khi nộp tiền vì thấy thị trường bất lợi nhiều nhà đầu tư tự bỏ mất tiền cọc để “tháo thân”, làm cho 15,66 triệu cổ phiếu bị từ chối mua nên phải chào bán lần
thứ hai.Không tính thời gian chuẩn bị và chi phí tư vấn để chuyển sang cổ
phần hóa trước đó, chỉ tính riêng số tiền để thực hiện việc IPO mà các công ty phải trả cho đơn vị tổ chức đấu giá thì theo giám đốc một công ty chứng khoán tại TP HCM, ít nhất cũng phải 200 triệu đồng/lần. Vì vậy việc phải tổ
chức đấu giá lại lần 2 được xem là sự thất bại nặng nề cả về tài chính lẫn thương hiệu của công ty.Nguyên nhân dẫn đền tình trạng này là NN và cụ thể là ủy ban CKNN mới chỉ đặt ra quy định là các nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phiếu phải đặt cọc 1 khoản tiền phụ thuộc vào các trung tâm giao dịch CK và cụ thể là hấu hết các nhà đầu tư tham gia đầu giá bằng cách đặt cái “ chân gỗ” ( tức là chỉ có 10% tiền đặt cọc trên mức giá khởi điểm) .Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư trả giá hớ, không đủ tiền mua cổ phiếu hoặc thấy bán sang tay không lời nên đã “ bỏ của chạy lấy người”.Điều đó không những gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mà các công ty buộc rơi vào cảnh ế cổ phiếu, do đó không huy động đc nguồn vốn kịp thời, sự thất thoát là không tránh khỏi.
Trong khoảng thời gian ngắn sắp tới, một loạt các đại gia có thế lực, đại diện cho những ngành công nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế sẽ hoàn tất con đường cổ phần hóa và chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch, lợi nhuận có thể ước tính cũng như tiềm năng thấy rõ của các công ty này sẽ khiến cho đợt IPO sắp tới nhất định thu hút được sự quan tâm vô cùng lớn của các nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước, vì vậy cần phải có quy định chặt chẽ để các cuộc đấu giá thành công trọn vẹn. Theo nhiều chuyên gia cho biết , khi giá trị đặt cọc quá thấp nhiều người không đủ điều kiện cũng tham gia đấu giá, góp phần kích giá lên cao phi lý. Để ngăn chặn tình trạng này, cần quy định nâng tỉ lệ đặt cọc lên khoảng 30%/mức giá khởi điểm. Khi đặt cọc số tiền cao nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ trước khi bỏ phiếu đấu giá .
Mặt khác, thời gian thanh toán tiền mua cổ phiếu cần rút ngắn lại chỉ còn một tuần (hiện tại hơn 2 tuần) kể từ ngày kiểm xong phiếu đấu giá hoặc ngày đấu giá. Thời hạn thanh toán ngắn thì nhịp độ biến động giá cổ phiếu trên thị trường thấp, giảm thiểu sự “tháo chạy” của các “chân gỗ”, vì vậy chất lượng đấu giá cổ phiếu IPO sẽ tốt hơn. Điều đó nẳm trong quyền hạn của UBCKNN.
Và chúng ta cũng nhận thấy rằng, khi IPO trở thành nguồn đầu tư quan trọng trong ngân sách doanh nghiệp và nền kinh tế nhà nước việc đầu cơ là 1 hình thức khó có thể được chấp nhận nhưng sự thực thì nó vẫn đang diễn ra 1 cách công khai: bằng chứng là :Ngày nay khi nhiều công ty tiến hành IPO giá bán cổ phiếu đã được các nhà đầu tư đưa ra những mức giá cao ngất ngưỡng so với mức giá khởi điểm. Điển hình, cổ phiếu của Công ty Nhiệt
điện Phả Lại được đấu với mức giá cao nhất 50 triệu đồng/cổ phiếu, đưa mức giá trung bình lên 69.710 đồng/cổ phiếu, trong khi giá khởi điểm chỉ là 43.000 đồng/cổ phiếu.
Trước đó, cổ phiếu của Thủy điện Thác Mơ được mua cao nhất với giá 56 triệu/cổ phiếu, trong khi giá khởi điểm chỉ có 20.000 đồng/cổ phiếu, đã đẩy mức giá bình quân lên là 67.929 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu của Nhiệt điện Bà Rịa cũng có giá 40 triệu/cổ phiếu và giá bình quân lên đến 78.528 đồng/cổ
phiếu trong khi giá khởi điểm chỉ có 15.750 đồng/cổ phiếu.
Ngoài ra cũng còn có khá nhiều cổ phiếu khác có mức giá cao nhất ở mức không tưởng, ví dụ cổ phiếu của Cadivi có giá 44,6 triệu đồng, cổ phiếu Khu công nghiệp Hiệp Phước là 20,1 triệu đồng, cổ phiếu Kido là 80 triệu
đồng…
Để mua được cổ phiếu khi đấu giá, ai cũng biết, một mức giá cao sẽ chiến thắng nhưng chiến thắng này đi kèm một cái giá phải trả: đó là mức giá mà
họ nhận được cao hơn mức giá trung bình của phiên đấu giá, mức giá cao như thế rất khó mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu cơ.
Vì vậy chiêu thức đưa ra là: đặt một mức giá cần mua (thường cao hơn mức trung bình kỳ vọng của thị trường trong phiên đấu giá đó) và cùng lúc đó là
đặt một lệnh song song với một mức giá cao không tưởng.
Kết quả, mức giá không tưởng này sẽ đẩy giá bình quân cao hơn mức giá mà những nhà đầu cơ này thực hiện. Sau đó họ chỉ đơn giản mua lại cổ
phiếu này với mức giá thực hiện và sang tay lại với mức giá bằng hoặc cao hơn mức trung bình để hưởng chênh lệch, thậm chí là siêu lợi nhuận.
Nếu các nhà đầu tư đến sau nhận biết điều vô lý này và loại bỏ mức giá cao vô lý khi tính lại giá bình quân thì họ sẽ thấy rất vô lý nếu nhận sang tay từ
các nhà đầu cơ.
Những phân tích trên cho thấy nếu nhà nước không có những động thái chính sách phù hợp thì các trò chơi như thế sẽ còn tiếp diễn dài dài.Cơ quan quản lý thị trường có thể loại bỏ những lệnh có mức giá cao không tưởng bằng cách đưa ra những ràng buộc trong “mức trần” của giá cổ phiếu trong đợt đấu giá. Chẳng hạn như mức trần này không được vượt quá 10 lần mức giá khởi điểm.Động thái này chẳng những loại bỏ được những nhà đầu cơ làm giá cổ phiếu mà còn giúp cho việc định giá doanh nghiệp trong hồ sơ tư vấn của các công ty chứng khoán được chú trọng hơn và làm cho doanh nghiệp quan tâm đến việc xác định giá trị doanh nghiệp khi đưa ra mức giá khởi điểm để tiến hành IPO, đồng thời đòi hỏi những nhà đầu tư khác khi tham gia đấu giá phải nghiên cứu kỹ hồ sơ công ty để đưa ra các mức giá
mua hợp lý.Những can thiệp kịp thời của cơ quan quản lý thị trường theo hướng như trên sẽ giúp xác lập mức giá kỳ vọng hợp lý trên thị trường chứng khoán. Điều này, đến lượt nó, sẽ giúp thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và bền vững.
Bên cạnh đó, quy định khống chế cho vay chứng khoán do Ngân hàng Nhà nước ban hành đã gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường khiến những nhà đầu tư trong nước không thể xoay vốn để đầu tư. Thiệt hại nặng nề hơn là nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Làn sóng mua nhà đất, ngoại tệ và gửi tiền tiết kiệm vừa qua đã chứng minh điều đó. Thật đáng lo ngại khi không còn niềm tin, người dân lại quay về với cung cách giữ tiền “lạc hậu” như vậy. Rõ ràng chính sách của Nhà nước đang tỏ ra thiếu đồng bộ. Một bên lên kế hoạch IPO hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước lớn, nhưng mặt khác lại siết hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán.
Mặt khác, NN cũng nên có những chính sách khuyến khích đẩy mạnh hình thức cổ phần hóa các doanh nghiệp, các công ty, tạo điều kiện thuận lợi, 1 môi trường kinh tế cạnh tranh công bằng để các công ty này sớm có thể có cổ phiểu niêm yết trên sàn, tránh tình trạng dồn dập IPO với số lượng lớn cũng như của các công ty tên tuổi hay tình trạng IPO đặt nhiều nhà nghiên cứu vào câu hỏi: “ Có nên tiếp tục IPO?”…
Một điều quan trọng nữa là việc các đợt IPO không đồng đều cũng khiến cho TTCk đôi khi có cơn sốt ảo và có lúc chìm xuống như đợt từ tháng 3 đến nay khiến mức giá đấu thành công bình quân của các đợt IPO đều chỉ hơn mức giá khởi điểm một chút. Điều này khiến số tiền thặng dự phát hành
nhà nước thu được không cao như dự kiến. Và chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét thời gian tổ chức IPO cho các doanh nghiệp nhà nước lớn trong thời gian tới. Và nhiệm vụ đó yêu cầu tạo ra được khoảng thời gian tổ chức các đợt đấu giá cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh tình trạng quá dồn dập hoặc có khoảng cách quá xa gây ảnh hưởng không tốt đến thị trường.
b. Tác động TTCK thông qua các thủ tục hành chính và nhưng yếu tố mang tính thông tin
NN cũng nên quan tâm đến kênh thông tin, đảm bảo sự chính xác,công khai và minh bạch về thị trường chứng khoán nhằm tạo được môi trường đầu tư thực sự hiệu quả và công bằng.Tránh những nguồn thông tin làm xáo trộn, gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư.
Thứ nữa, thủ tục xét điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng cũng nên giảm thiểu những thủ tục rườm rà, hoặc rút ngắn thời gian cấp giấy phép phát hành ( 45 ngày) và việc phát hành hoàn tất ( 90 ngày)…