Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho công nghiệp hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam” pptx (Trang 36 - 39)

2. Một số kinh nghiệm về công nghiệp hóa của một sốn ước có thể

2.3. Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho công nghiệp hóa.

ngoài cho công nghip hóa.

Vốn hay nguồn lực tài chính mặc nhiên được thừa nhận như là trung tâm của quá trình sản xuất vật chất trong tất cả các xã hội. Giống như mọi nguồn lực khác, vốn không phải là nguồn lực vô tận. Hơn nữa, sự khan hiếm nguồn lực tài chính còn tăng thêm bởi quá trình công nghiệp hóa ngày càng lan rộng ở các nước đang phát triển và bởi cả quá trình cơ cấu lại lực lượng sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển. Nói chung, cầu về vốn thường lớn hơn cung về vốn. Tuy nhiên thế giới ngày nay, cụ thể hơn làđời sống kinh tế thế giới đang vận động theo xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Vì vậy,

nền sản xuất thế giới đang diễn ra trên không gian rộng lớn, các nền kinh tế của các quốc gia có sự xâm nhập vào nhau. Trong bối cảnh ấy, các yếu tố của sản xuất vật chất vận động mạnh mẽ, di chuyển theo quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường, trong đóđặc biệt là vốn và công nghệ. Nhờ vậy mà tình trạng khan hiếm tương đối các nguồn lực giữa các quốc gia được giải quyết một phần đáng kể. Do đó, trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, mà muốn vượt qua mỗi nước phải có những chính sách và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài đa dạng hơn.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Tuy vậy, cần thấy rằng bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận nên các nhàđầu tư rất quan tâm đến môi trường kinh doanh giúp đồng vốn của họđược sinh lời cao. Do đó, các nhàđầu tư nước ngoài rất chúýđến các chính sách khuyến khích đầu tư và sựổn định trong các chính sách của nước tiếp nhận đầu tư.

Việt Nam bước vào công nghiệp hóa khi nền kinh tế còn ởđiểm xuất phát thấp, nên khả năng tích lũy vốn cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Đểđẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển ngày càng tăng lên. Thực tế, giải quyết vấn đề này không dễ dàng. Trong thu hút và công nghệ từđầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải tính tới những điều kiện cụ thể của đất nước. Đó là tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp. Đây chính là cơ sở cho việc định hướng và hoạch định chiến lược gọi vốn đầu tư nước ngoài vào từng lĩnh vực kinh tế, từng ngành kinh tế dưới nhiều hình thức. Do vậy từ 1987, Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam được ban hành. Thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên. Bên cạnh kết quảđạt được trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nảy sinh ảnh hưởng đến kết quả thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần

có giải pháp mạnh mẽ hơn để là nơi hấp dẫn đối với các nhàđầu tư nước ngoài. Do vậy, chúng ta phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư:

- Trước hết là hoàn chỉnh luật pháp, đơn giản hóa thủ tục và bảo đảm thực hiện nghiêm minh, thống nhất, khắc phục tệ cửa quyền sách nhiễm làm nản lòng các nhàđầu tư, thực hiện tốt các ưu đãi về thuế, tín dụng, cơ sở hạ tầng đối với các đối tác đầu tư.

- Cải tiến việc xét duyệt các dựán đầu tư, chú trọng nhiều đến tiến trình triển khai dựán, nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư vào thực hiện. Tập trung xử lý dứt điểm và kịp thời các dựán đang được triển khai để củng cố lòng tin của các nhàđầu tư vào Việt Nam.

- Đặc biệt coi trọng việc lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộđủ bản lĩnh tham gia quản lý các cơ sở liên doanh với nước ngoài vàđội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đủ khả năng tiếp nhận, làm chủ công nghệ mới.

- Mặt khác, muốn tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả vốn bên ngoài cần có nguồn lực đối ứng trong nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần chúý sự lạm dụng vốn nước ngoài luôn tiềm tàng nguy cơ dẫn đến khủng hoảng. Vấn đềđặt ra cho chúng ta hiện nay là làm thế nào vừa thu hút được vốn nước ngoài phục vụ cho công nghiệp hóa mà tránh sự lệ thuộc về kinh tế. Nguồn lực trong nước không chỉ có vai trò quyết định ởý nghĩa lâu dài mà còn làđiều kiện không thể thiếu để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn bên ngoài. Chính vì vậy, chúng ta cần có vốn trong nước, chúng ta cần có biện pháp tích cực để huy động và sử dụng tốt. Bên cạnh việc đảm bảo vững chắc khả năng kiềm chế lạm phát, thực hiện luật đầu tư trong nước sửa đổi, giải quyết ổn thỏa giữa phần tích lũy tập trung và ngân sách với nguồn tích lũy để lại cho các doanh nghiệp tái đầu tư thì những vấn đề cấp bách, nóng bỏng nhất cần quan tâm làđẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước; hình thành và phát triển thị trường vốn, thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán; thực hiện triệt để chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.

- Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc xúc tiến đầu tư là biện pháp quan trọng để thu hút đầu tư trực tiếp. Thực tế cho thấy, khả năng và sự chuẩn bị của các đối tác Việt Nam để tham gia hợp tác liên doanh với nước ngoài còn nhiều hạn chế. Với Việt Nam hiện nay cần:

+ Thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư một cách thường xuyên, là công việc bắt buộc cần có những chi phí thích đáng.

+ Cần đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, chính phủ cần chủđộng tổ chức các đoàn đi vận động đầu tưở những nước, khu vực có khả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu thực hiện phát triển các ngành nông nghiệp mà Việt Nam lựa chọn. Hình thành một sốăn phòng đại diện xúc tiến đầu tưở nước ngoài và cả các trung tâm xúc tiến đầu tưở các địa phương trong cả nước

Một phần của tài liệu Luận văn: “Kinh nghiệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại một số nước trong khu vực và vận dụng vào Việt Nam” pptx (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)