- P: tần suất xuất hiện = (N/tổng số năm thống kê) (%)
1 Mai Hoá BQ 96 96 8
8.7.1. Phương pháp phân vùng
Phân vùng thuỷ văn hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm khí hậu thuỷ văn... ta có thể chọn phương pháp phân
vùng cho thích hợp. Các phương pháp phân vùng thuỷ văn theo các cấp hệ thống và chỉ tiêu của các cấp phân vùng như sau:
- Đới thuỷ văn: là một đơn vị bậc cao của miền thuỷ văn, được đồng nhất về khí hậu, tương đồng với đơn vị không gian là chu kỳ lớn khí hậu.
- Miền thuỷ văn: là đơn vị bậc thấp của đới thuỷ văn và là bậc cao của vùng thuỷ văn, tương đồng với đơn vị thời gian là thời kỳ dao động lớn của địa hình (thời kỳ biển tiến, biển thoái) gây nên sự phân cách lớn về chế độ dòng chảy. Ở Việt Nam, đó là sự phân cách giữa đồi núi với chế độ dòng chảy trong sông và miền đồng bằng với chế độ dòng chảy sông - biển.
- Vùng thuỷ văn: là đơn vị không gian bậc thấp của miền thuỷ văn và là bậc cao của địa phương thuỷ văn, tương đồng với đơn vị thời gian là chu kỳ thuỷ văn.
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, ẩm ướt mưa nhiều như nước ta thì một vùng thuỷ văn thuộc miền đồi núi có thể xem là một vùng địa lý, khí hậu nhất định mà thiết lập cân bằng nước giữa không gian và thời gian. Ranh giới các vùng thuỷ văn thuộc miền đồi núi có thể được khoanh bởi đường phân nước các sông.
Vùng thuỷ văn đồng bằng xác lập bởi vùng lãnh thổ chịu mọi sự chi phối của một chế độ triều. Ngoài ra, có thể chia vùng thuỷ văn ra các á vùng. Đối với miền núi á vùng được phân biệt bởi hai hệ thống sông chảy theo hai hướng khác nhau và có sự phân hoá trong năm bởi hai chế độ khí hậu, thuỷ văn cũng khác nhau. Đối với vùng đồng bằng á vùng được phân chia bởi mức độ thuần nhất của chế độ triều. Ngoài ra, còn có hai đơn vị bậc thấp của vùng là địa phương thuỷ văn và ô thuỷ văn.