1. NHÓM SẢN PHẨM THẺ TÍN DỤNG
- Sản phẩm mới nhất là loại thẻ Tín dụng quốc tế Platinum Visa của ACB và Sacombank.
Giống nhau
Đây là sản phẩm mới nhất nhằm đánh mạnh vào nhóm khách hàng có thu nhập cao và có mức chi tiêu lớn. Đây được xem là mốt cho nhóm khách hàng co thật nhiều tiền và đòi hởi sự sang trọng quý phái không kém phần hiện đại để chứng tỏ bản thân.
Về hình thức
Đây là loại thẻ có màu sắc trang trọng nhưng mang đậm tính phong cách. Thẻ được trang bị một con chíp điện tử theo tiêu chuẩn EMV.
Dịch vụ hỗ trợ toàn cầu 27/4
- Dịch vụ hỗ trợ du lịch: cung cấp thông tin và đặt chỗ ở khách sạn, đặt vé máy bay. Dịch vụ thuê xe hơi và limousine. Dịch vụ tặng hoa và quà;
- Thể thao và giải trí: cung cấp thông tin, tư vấn và đặt chỗ ở nhà hàng, câu lạc bộ thể dục, sân golf, các sự kiện thể thao và những nơi mua sắm.
- Trước mỗi chuyến đi: thông tin về visa/hộ chiếu, hải quan/thuế vụ và thông tin về điểm đến, các điểm đặt ATM, tỉ giá tiền tệ, thời tiết, ngôn ngữ, thời gian…
- Dịch vụ dành cho doanh nghiệp: thông tin về nghi thức các nước, đặt phòng họp/ hội nghị, máy fax, máy vi tính thông dịch viên…
Khác nhau
Các tiện ích mang lại
Tại ACB, khách hàng sẽ nhận được ưu đãi tùy theo loại thẻ tín dụng mà mình đang sử dụng để nhận được miễn phí 9 loại bảo hiểm dành cho chủ thẻ. Cụ thể:
• Bảo hiểm tai nạn du lịch toàn cầu: mức bồi thường lên đến 500.000 USD
• Bảo hiểm việc hoãn chuyến bay: mức bồi thường 100 USD/8 giờ trễ chuyến, tối đa 1000 USD
• Bảo hiểm tư trang trong chuyến đi • Bảo hiểm trách nhiệm trong chuyến đi • Bảo hiểm gia sản khi vắng nhà
• Bảo hiểm mua sắm • Bảo hiểm rút tiền ATM • Bảo hiểm giao dịch thẻ • Bảo hiểm thất lạc ví
Không những thẻ khách hàng sẽ nhận được bảng tổng kết giao dịch thẻ hàng năm. Đây là bảng tổng kết được gửi đến chủ thẻ vào cuối mỗi năm trong đó các giao dịch của thẻ tín dụng Visa Platinum trong năm được tóm tắt ngắn gọn theo các hạng mục chi tiêu (nhà hàng, mua sắm, du lịch…) nhằm giúp chủ thẻ Visa Platinum tổng quan về việc chi tiêu trong năm và hoạch định cho kế hoạch chi tiêu sắp tới. Ngoài ra, khách hàng còn nhận được nhiều chương trình ưu đãi từ Visa là được tham gia chương trình ưu đãi đánh Golf tại sân golf Ngôi Sao Chí Linh (Hải Dương), sân golf Long Thành (Đồng Nai), Phoenix Gofl Resort (Hòa Bình) và Câu lạc bộ Golf Việt Nam (Tp.HCM).
Tại Sacombank khách hàng sẽ nhận được các ưu đài từ câu lạc bộ Visa Platinum, cụ thể đó là việc khách hàng sẽ được tận hưởng cuộc sống thú vị và sang trọng bật nhất với ưu đãi giảm giá hấp dẫn từ các khách sạn 5 sao, dịch vụ spa và chăm sóc sắc đẹp, cửa hàng thời trang,… trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ nhận được dịch vụ bảo hiểm du lịch toàn cầu khi sử dụng thẻ. Theo đó, khách hàng mặc nhiên được bảo hiểm tai nạn khi đi du lịch toàn cầu với số tiền bồi thường tối đa 500.000USD.
Hạn mức tín dụng
ACB quy định hạn mức tối thiểu là 200 triệu và không quy định mức tối đa Sacombank thì quy định cụ thể giới hạn là trong khoảng 200 triệu đến 1 tỷ VND.
2. NHÓM SẢN PHẢM THẺ GHI NỢ
So với dịch vụ thẻ ghi nợ của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Giống nhau: Nội dung cơ bản của thẻ là giống nhau giữa các ngân hàng về đối tượng, thủ tục, tiện
ích cơ bản…. Ngoài ra giống như ở các ngân hàng khác thì thẻ ghi nợ quốc tế visa debit của ngân hàng Á châu cũng có các dịch vụ cộng thêm như internet banking, mobile banking, phone banking…và được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Khác nhau
- Tiện ích: Khi mở thẻ này của ACB khách hàng sẽ được tặng bảo hiểm khi rút tiền mặt tại các máy ATM trên toàn thế giới.
- Phân loại: thẻ ghi nợ quốc tế visa debit - Hạn mức giao dịch: Tiêu chí Hạn mức ACB Hạn mức Agribank( thẻ chuẩn) Hạn mức vietcombank 1. Hạn mức giao dịch tối đa/ngày Tổng cộng 70.000.000 VND
Giao dịch thanh toán
(Sale) 50.000.000 VND
50 triệu đồng 50 triệu VNĐ
Giao dịch thanh toán qua
mạng (E-commerce) 50.000.000 VND Giao dịch rút tiền mặt
(Cash) 50.000.000 VND 25 triệu đồng 20 triệu VNĐ
Giao dịch chuyển khoản tại ATM (Fund
Transfer)
30.000.000 VND 20 triệu đồng 70 triệu VNĐ
2. Số lần giao
dịch tối đa/ngày Tổng cộng 20 lần Không hạn chế
20 lần
3. Hạn mức giao dịch tối đa/lần
Giao dịch thanh toán 70.000.000 VND 20 triệu VNĐ
Giao dịch thanh toán qua
mạng 50.000.000 VND
Giao dịch rút tiền mặt tại
quầy 50.000.000 VND Không hạn chế
Giao dịch chuyển khoản
tại ATM 30.000.000 VND Giao dịch rút tiền tại ATM Của ngân hàng 5.000.000 VND 5.000.000 VND 5.000.000 VND Của ngân hàng khác Tối đa 50.000.000 VND(Tùy theo quy định hạn mức giao dịch của từng ngân hàng) 6.000.000 VND 3. NHÓM SẢN PHẨM THẺ TRẢ TRƯỚC
Nhắc đến nhóm thẻ trả trước ngoài ACB thì Sacombank cũng có các sản phẩm khá đặc biệt đó là thẻ trả trước quốc tế Union Pay, thẻ nội địa Lucky Gift Card và thẻ Vinamilk .
Thẻ trả trước quốc tế :
Hiện nay, Á châu phát hành thẻ từ và thẻ chíp thông minh, Sacombank chỉ mới đưa ra thẻ từ. Với thẻ ACB Visa Prepaid/ MasterCard Dynamic, thẻ ACB Visa Electron/ MasterCard Electronic, ACB-Citimart Visa Electron khách hàng sử dụng thẻ sẽ được rút tiền đơn giản tại hơn 1 triệu máy ATM trên toàn thế giới và hơn 8.000 máy ATM tại Việt Nam có logo Visa/MasterCard. Thanh toán dễ dàng tại hơn 30 triệu điểm ở 220 quốc gia trên toàn thế giới và tại 15.000 điểm ở Việt Nam có logo Visa/MasterCard. Khách hàng có thể thanh toán hàng hóa qua điện thoại, internet, sử dụng dịch vụ internet-banking để truy vấn số dư, chuyển tiền từ tài khoản qua thẻ, từ thẻ sang thẻ hay thanh toán các chi phí như tiền điện thoại, điện, nước, phí bảo hiểm… Đối với lượng tiền chưa sử dụng trong thẻ được hưởng lãi suất không kì hạn.
Với thẻ trả trước quốc tế Union Pay của Sacombank thì khách hàng sẽ được rút tiền mặt tại tất cả ATM mang thương hiệu UnionPay và thanh toán tại điểm chấp nhận thẻ UnionPay tại Trung Quốc và hơn 90 quốc gia trên thế giới, dùng để thanh toán khi đi mua sắm, nghĩ dưỡng.
Những điểm khác biệt lớn
Khách hàng sử dụng thẻ trả trước của Á châu được chấp nhận ở nhiều nơi hơn, đặc biệt là khách hàng được tặng bảo hiểm rút tiền khi sử dụng các loại thẻ trên rút tiền tại các máy ATM nên thẻ có tính năng an toàn hơn, màu sắc của thẻ thường là màu xám hoặc xanh dương, tạo sự sang trọng cho người sử dụng, thẻ được sử dụng nhằm mục đích thanh toán các chi phí sinh hoạt hằng ngày. Còn thẻ của Sacombank bao gồm thẻ định danh và thẻ vô danh, nên thẻ có thể được sử dụng như quà tặng với màu sắc tươi tắn như màu đỏ, với ý nghĩa mang lại sự may mắn, thịnh vượng, nhóm khách hàng mà Sacombank muốn hướng đến là lượng khách hàng Hoa kiều hay người sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung, thẻ được sử dụng cho các mục đích thanh toán tiền mua hàng tại các cửa hàng thời trang, nhà hàng, khách sạn & resort, spa.
Thẻ trả trước nội địa :
+ Á châu có thẻ là ACB E-Card dùng để thanh toán hàng hóa và rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận có logo ACB, có chức năng tương tư như thẻ trả trước quốc tế, khách hàng muốn làm thẻ phải từ 18 tuổi trở lên.
+ Sacombank có thẻ nội địa Lucky Gift Card và thẻ Vinamilk. Với thẻ Lucky Gift Card bao gồm thẻ định danh và vô danh, thẻ vô danh được sử dụng cho mọi lức tuổi, thay cho 1 quà tặng với màu sắc chủ đạo là đỏ, hồng, vàng, hình ảnh in trên thẻ rất bắt mắt, đặc biệt có thể sử dụng như món quà Tết cho người thân. Thẻ Vinamilk được phát hành cho các đại lý sữa của công ty Vinamilk dùng để thanh toán tiền mua hàng hay rút tiền mặt. Có thể nói dòng sản phầm thẻ trả trước nội địa của Sacombank nhắm vào khách hàng cụ thể, với tính năng độc đáo, đây là điều mà ở ngân hàng Á châu cần ghi nhận.
So với các ngân hàng khác, thẻ trả trước của ACB có ưu điểm là được chấp nhận thanh toán rộng rãi trên thế giới, có dịch vụ bảo hiểm rút tiền mặt, nhằm phục vụ cho nhóm khách hàng có thu nhập cao, tuy nhiên cần chú ý đến nhóm khách hàng như phụ nữ có thu nhập tầm trung và cao, nhóm khách hàng là người cao tuổi.Do đó để thu hút những khách hàng này mở và sử dụng thẻ,
ACB có thể cải tiến về mẫu mã thẻ, như đưa ra nhiều màu sắc tươi sang hơn, in những hình ảnh trên thẻ như hình món quà, trái tim, hay hình ảnh mang tính chất may mắn, trường thọ. Ngoài ra cần tăng thêm những ưu đãi như giảm phí mở thẻ, tặng quà khi mua sắm vào nhưng dịp đặc biệt như Noel, Tết.
IV. KẾT LUẬN
Trong hơn 10 năm qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng. Tức có thể xem vòng đời sản phẩm thẻ lúc này hiện đang ở giai đoạn tăng trưởng . Thực tế hiện nay thị trường thẻ thanh toán không dùng tiền mặt đang cạnh tranh cực kỳ gay gắt bởi những tổ chức phát hành thẻ. Vì thế cần các chiến lược marketing phù hợp với giai đoạn này. Cụ thể như:
Đưa ra một số loại phí để kiểm soát những người sở hữu nhiều loại thẻ. Về điều khoản này thì có lẽ ACB thực hiện khá chặt chẽ nhằm mang lại thuận lợi cho ngân hàng đồng thời tránh những tranh chấp có thể xảy ra với khách hàng.
Quảng cáo tập trung đặt biệt trên tivi để tạo sự biết đến và quan tâm trong thị trường đại chúng. Tập trung vào lợi ích và sự thuận tiện. Về khoản này thì hiện ngân hàng Á Châu chưa tiến hành đẩy mạnh do kinh phí và các loại sản phẩm dịch vụ tài chính khá phức tạp để cho người tiêu dùng có thể hiểu rõ. Vì thế hy vọng vào năm sau năm 2011 sẽ có những thay đổi chuyển biến mới để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Gia tăng nhanh chóng các điểm sử dụng thẻ. Hệ thống phân phối dày đặc hơn thông qua việc hợp tác. Người tiêu dùng đang gặp khó khăn do hệ thống chấp nhận thẻ của ngân hàng chưa có sự liên thông đầy đủ. Nhiều POS chỉ có thể chấp nhận thẻ của một vài ngân hàng nhất định, gây bất tiện cho người tiêu dùng cũng như lãng phí trong đầu tư vì tại một điểm bán hàng lại đặt mỗi máy của mỗi ngân hàng.
Mặc dù thanh toán không dùng tiền mặt đã có cơ sở pháp lý cơ bản là Luật Giao dịch điện tử (2005) nhưng sự phát triển của hoạt động này trong những năm qua đã nảy sinh nhiều vấn đề chưa được điều chỉnh trong luật. Ví dụ như: “Chúng tôi đã nhập sẵn 2 thiết bị nhận tiền gửi của khách hàng nhưng chưa thể đưa vào sử dụng vì pháp luật chưa quy định. Nếu cứ cố làm, khi tranh chấp xảy ra, sẽ không có cơ sở nào để giải quyết”, ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Vietinbank chia sẻ.
Tóm lại thị trường thẻ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam đang tăng trưởng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi các ngân hàng phải nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ cung ứng, hoạch định chiến lược marketing rõ ràng thâm nhập đúng nhu cầu khách hàng để nâng cao vị thế cạnh tranh của chính mình. Nhưng khó khăn lớn nhất là rào cản pháp lý của Nhà Nước chưa điều chỉnh được những vấn đề về giao dịch điện tử nảy sinh hiện đang và sẽ xảy ra. Do đó các ngân hàng chưa có căn cứ và hướng dẫn cụ thể để hành động một cách đúng đắn.