dung dịch chiết chảy ra từng giọt nhanh, đồng thời mở van bình lóng để dung môi tỉnh khiết chảy vào bình ngắm kiệt. Điều chỉnh sao cho vận tốc dung môi tỉnh khiết chảy vào bình ngẫm kiệt bằng với vận tốc dung dịch chiết chảy ra khỏi bình.
Hiệu quá của phương pháp: so với phương pháp ngâm dầm, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn nhưng hiệu quả cao hơn và ít mất công hơn, vì đây là quá trình chiết liên tục, dung môi trong bình ngắm kiệt đã bão hòa mẫu chất sẽ được thay thế bằng dung môi tỉnh khiết.
1.3.1.2 Kỹ thuật ngâm dầm
Kỹ thuật ngâm dầm cũng giống như kỹ thuật chiết ngắm kiệt nhưng không đòi hỏi thiết bị phức tạp, vì vậy có thể dễ dàng thao tác với một lượng lớn mẫu cây. Ngâm bột cây trong một bính chứa băng thủy tinh có nắp đậy. Tránh sử dụng bình bằng nhựa
vì dung môi hữu cơ có thể hòa tan một ít nhựa, gây nhằm lẫn là hợp chất đó có chứa trong cây.
Rót dung dịch tỉnh khiết vào bình cho đến xấp xấp bề mặt của lớp bột cây. Giữ yên ở nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày để cho dung môi xuyên thẫm qua cấu trúc tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất thiên nhiên. Sau đó, dung dịch chiết được lọc ngang qua giấy lọc. Tiếp theo, rót dung môi mới vào bình chứa bột cây và tiến hành quá trình chiết một số lần nữa cho đến khi chiết kiệt mẫu cây. Có thể gia tăng hiệu quả của quá trình chiết bằng cách thỉnh thoảng đảo trộn lớp bột cây trong bình.
Thời gian ngâm thường khoảng 24 giờ, nhưng ngâm nhiều lần, mỗi lần một ít lượng dung môi.
1.3.2 Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng
Kỹ thuật nay còn được gọi là sự chiết bằng dung môi. Cao alcol thô ban đầu sẽ chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ từ không phân cực, ít phân cực đến rất phân cực vì