CHƯƠNG III:
3.1.1. S strengths đIểm mạnh
- Vị trí địa lí:
Huyện Sóc Sơn nằm ở phía Bắc của thủ đô Hà Nội, giáp ranh với 4 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc. ở mỗi tỉnh đều có những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Điều này rất thuận lợi để thiết lập tour du lịch từ
Huyện.
- Sóc Sơn là đầu mối của nhiều đường giao thông quan trọng ở phía Bắc thủđô:
+ Đường không: sân bay Quốc tế Nội Bài
+ Đường sắt: Hà Nội- Thái Nguyên
+ Đường thuỷ: có 3 sông bao bọc là sông Cầu, sông Công, sông Cà Lồ
với chiều dài 40km
+ Tuyến đường xe buýt: Hà Nội- Sóc Sơn tuyến số 15
Ngoài ra còn các tuyến đường khác rất thuận lợi cho huyện Sóc Sơn thiết lập tour như Hà Nội- Đông Anh – Sóc Sơn tuyến 15,17,46.
- Sóc Sơn là điểm du lịch có tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch gồm:
Hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng và danh thắng như: + Khu di tích đền Sóc
+ Chùa Non Nước + Chùa Thanh Nhàn + Núi Đôi + Di tích lịch sử hội nghị Trung Giã + Hệ thống hồ, đập + Hơn 6630ha rừng các loại + Các trang trại trồng cây ăn quả
+ Việt phủ thành Chương: đây là một điểm tham quan du lịch khá thú vị
do tư nhân xây dựng, không vì mục đích kinh doanh.
Với các điều kiện về tài nguyên du lịch đã và đang tạo điều kiện cho Sóc Sơn trở thành trung tâm du lich, khu nghỉ cuối tuần, gắn kết liên hoàn với khu
Đại Lải- Xuân Hoà nối với dải vùng khu du lịch Tam Đảo tạo ra vùng du lịch văn hoá , sinh thái, cuối tuần hấp dẫn.
- Hiện nay tại các điểm du lịch của Huyện không hề lấy vé du lịch do đó
- Sóc Sơn có lực lượng lao động trẻ, số lượng đông đảo, đang từng bước được đào tạo về trình độ kiến thức chuyên môn tay nghề. Đây là nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển du lịch của Huyện.
- Nhân dân Sóc Sơn có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù chịu khó. Huyện có 25 vạn dân đã được Đảng và Nhà nước tuyên dương là huyện anh hùng. Đây cũng là một đIểm mạnh cho phát triển du lịch bởi như vậy khách sẽ
cảm thấy hài lòng, thân thiện khi du lịch nơi đây.
- Một số chỉ tiêu chính của Huyện đến năm 2010
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 1 Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm 10-10,5% 11-12% 2 Tốc độ tăng giá trị ngành nông lâm
nghiệp 4-4,5% 4-4,5% 3 Tốc độ tăng giá trị ngành CN- tiểu thủ CN 19-21% 21-25% 4 Tốc độ tăng giá trị ngành dịch vụ 12-14% 14-20% 5 Tỉ lệ hộ nghèo 1-1,2% < 1% 6 Giải quuyết việc làm (người/năm) 7000-8000 8000-10000
3.1.2. W- weakneses- đIểm yếu
- Nguồn lao động ở Sóc Sơn tuy đông đảo về số lượng nhưng chất lượng không cao, tỉ lệ thất nghiệp lớn. Đây là khó khăn lớn đối với sự phát triển hoạt động du lịch của Huyện.
- Hầu hết các hoạt động du lịch ở Sóc Sơn còn yếu kém vì: + Vướng mắc về cơ chế quản lí
+Không có sản phẩm du lịch đặc thù: hoạt động quảng bá du lịch Sóc Sơn rất yếu kém, không có điểm nhấn và điểm mới trong du lịch khiến du khách không thấy lí thú rất dễ chán nản khó có mong muốn trở lại vào lần sau.
3.1.3. O- oppotunities- cơ hội
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có những bước tiến lớn,
đời sống kinh tế- xã hội của người dân được cải thiện một cách đáng kể. Do vậy nhu cầu đi du lịch, đặc biệt là du lịch cuối tuần của người dân ngày càng tăng và trở thành một nhu cầu thiết yếu. Bên cạnh đó là chính sách mở cửa giao lưu với các nước trên thế giới làm cho số lượng người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống và làm việc ngày càng nhiều hơn, số Việt Kiều hướng về Việt Nam đểđầu tư trong nước theo đó cũng nhiều hơn. Đây cũng là nguồn khách tiềm năng cho du lịch cuối tuần.
Du lịch nói chung và du lịch cuối tuần nói riêng được nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển , coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn cho sự phát triển của
đất nước. Với những lợi ích mà du lịch cuối tuần mang lại về kinh tế xã hội trong những năm qua nhà nước ta đã có những chính sách nhằm khuyến khích phát triển du lịch cuối tuần như ban hành quyết định một tuần làm việc 5 ngày
đối với người lao động tạo cho người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi cuối tuần qua đó sẽ làm việc hiệu quả hơn.
3.1.4. T- threats- hiểm hoạ
Du lịch cuối tuần là hình thức du lịch thu hút đa dạng mọi tầng lớp, mọi
đối tượng khách, đặc biệt là giới trẻ nên không phải hầu hết mọi du khách đều có ý thức bảo vệ môi trường cảnh quan tại các điểm du lịch. Phát triển du lịch cuối tuần nếu không được quản lí tốt sẽ tạo một sức ép rất lớn đến môi trường của khu vực, làm mất đi vẻđẹp của cảnh quan thiên nhiên, gây những tác động xấu đến sinh thái.
Trước những lợi ích kinh tế trước mắt, mà hoạt động du lịch mang lại dẫn
đến sựđầu tư không theo quy hoạch, khai thác du lịch lộn xộn của người dân địa phương và có thể gia tăng các tệ nạn xã hội.
Hoạt động du lịch tại đây cũng chịu những tác động bất lợi của đIều kiện tự nhiên như thời tiết khô hạn gây thiếu nước cháy rừng luôn là hiểm hoạđối với khu vực này.