ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh cơ bản của mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa thương mại và môi trường (Trang 28 - 34)

MỐI QUAN HỆ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

1.3.1. Xu hướng phát triển của kinh tế xã hội

Trong những năm tới, nền kinh tế xã hội sẽ phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

- Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông

- Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới

- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế

- Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo

- Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững

- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai

- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

1.3.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường tự nhiên hòa hợp phát triển thương mại

Gia tăng các hoạt động thương mại phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là tinh thần chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25-6-1998 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đối với Việt Nam, kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt động thương mại và dịch vụ đã phát triển với tốc độ khá nhanh và có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, xét dưới góc độ môi trường, trên nhiều khía cạnh và bình diện khác nhau như xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ, chợ, buôn bán động thực vật, hoạt động biên mậu,... chúng ta không thể phủ nhận những tác động xấu và những bất cập do các hoạt động này gây ra.

Trong điều kiện toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra rất sâu sắc và nhanh chóng, thì khái niệm, ranh giới giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài đã dần bị thu hẹp. Do vậy, mỗi quốc gia phải có một chiến lược dẫn tới điểm cân bằng giữa các nhân tố trong nước và nhân tố nước ngoài (gắn với thương mại và đầu tư quốc tế). Điều đó có nghĩa là câu hỏi cũ "Làm thế nào để tăng sự tiếp cận

mới "Làm thế nào để người dân được hưởng lợi nhờ vào hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có xuất khẩu?". Đối với những nước có quy mô dân số trung bình như Việt Nam, việc tìm ra điểm cân bằng đó là rất quan trọng. Song, hiện trạng mối quan hệ giữa thương mại và môi trường ở Việt Nam như thế nào? Xin nêu một số ví dụ:

Hoạt động kinh tế đối ngoại mang đậm nét thâm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản sẵn có của đất nước. Cùng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế và quá trình tự do hóa thương mại, nguồn tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất cũng được khai thác khá mạnh. Ngành than đã đóng góp những kết quả nhất định vào sự phát triển nền kinh tế đất nước, nhưng hậu quả do nó để lại cho môi trường cũng cực kỳ nghiêm trọng. Qua điều tra, cứ 4.000 người dân Quảng Ninh có 2.500 người mắc bệnh, trong số đó có 80% mặc bệnh bụi phổi, hen phế quản, bệnh về tai mũi họng..., có 3 đơn vị thuộc ngành than bị xếp vào danh mục ô nhiễm khá trầm trọng (ô nhiễm nước thải, không khí, chất thải).

Muốn có than, phải bạt đèo, xẻ đá, khoan đồi, khoét sâu vào lòng đất, có nơi tới gần 200m so với mặt nước biển, thậm chí có nơi sâu khoảng 6 - 7km... Theo số liệu thống kê, tỷ lệ bóc đất đá hiện nay là 5 - 5,5 lần. Điều đó có nghĩa là mỗi năm để khai thác được 30 triệu tấn than đá, công nhân ngành than phải bóc 150 - 160 triệu m3 đất đá, 7 năm khoảng 1,1 tỉ m3. Như vậy, có thể hình dung trong thời gian không xa sẽ có thêm những "ngọn núi" khổng lồ xuất hiện ở Quảng Ninh - nơi có Vịnh Hạ Long đang được xem xét, bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới và hậu quả nặng nề về môi trường là không thể tránh khỏi. Một vùng đất, vùng biển, vùng đảo với những cánh rừng nguyên sinh, một vùng du lịch sinh thái đầy tiềm năng, triển vọng có thể và cần được khai thác sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu tính đúng, tính đủ các loại chi phí, kể cả chi phí để giải quyết vấn đề môi trường (không ít hơn 40% - 50% tổng chi phí khai thác than theo kinh nghiệm của thế giới) thì khai thác than nói chung và xuất khẩu than nói riêng phải được xem xét một cách cẩn trọng. Trên quan điểm lợi ích quốc gia, theo ý kiến của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, việc tổ chức, đẩy mạnh và phát triển nhanh các loại hình

du lịch, dịch vụ ở Quảng Ninh sẽ bù đắp được ngoại tệ cho ngành than và cứu vãn được môi trường sinh thái đang ở mức báo động cao. Đây là vấn đề cần phải được suy nghĩ một cách nghiêm túc để có một lời giải thỏa đáng trong thời gian tới.

Thêm nữa, với vị trí địa lý đặc thù, Việt Nam là một trong những trung tâm trên thế giới có các hệ sinh thái tự nhiên phong phú và đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng tự nhiên trên cạn, đất ngập nước, đồi núi đá vôi, đất khô, cùng các hệ sinh thái tự nhiên dọc theo bờ biển và các hải đảo. Tuy nhiên, hơn 2.000 cơ sở sản xuất và chế biến đồ gỗ, với năng lực sản xuất khoảng 2,5 triệu m3 gỗ mỗi năm, trong đó có khoảng 450 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đồ gỗ, đã làm cho nước ta từ chỗ có nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh phong phú đến chỗ diện tích rừng bị mất khá lớn. Số gỗ xuất lậu và buôn bán phi pháp trên thị trường nội địa chẳng những không giảm, mà còn có nguy cơ gia tăng. Với tốc độ tàn phá rừng như hiện nay (trung bình mỗi năm mất đi 200 nghìn héc-ta) thì diện tích rừng trồng mới (chỉ đạt từ 50 nghìn đến 100 nghìn héc-ta mỗi năm) quả là con số bé nhỏ. Nước ta đang đối mặt với nguy cơ không còn rừng trong thế kỷ tới.

Thế giới thừa nhận Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào loại cao nhất. Nhưng các điều tra (đã công bố) ghi nhận, có tới 400 loài động vật và 450 loại thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Về các loài bị đe dọa tuyệt chủng, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước hàng đầu đối với thú, nhóm 20 nước hàng đầu đối với chim, nhóm 30 nước hàng đầu đối với lưỡng cư và thực vật.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (tháng 4-2007), có đến 70% các dòng sông đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm, trong đó bị ô nhiễm nặng nề nhất là hệ thống sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy và sông Đồng Nai. Những con sông này đã trở nên hôi thối, nguồn thủy sản bị hủy hoại và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống và sức khỏe của cộng đồng. Hệ thống sông Tiền, sông Hậu ở Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long cũng đang bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của khoảng 2 triệu tấn phân hóa học và gần 500.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật.

Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh, thành và tập trung đông đúc nhất là ở khu vực đồng bằng sông Hồng, trong đó tại các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%) đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân làng nghề.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại các giống, loài, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người là cái giá phải trả cho sự phát triển thương mại trong bối cảnh tự do hóa thương mại được tiến hành chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây ở nước ta.

1.3.3. Các giải pháp nhằm điều hòa cân bằng giữa phát triển thương mại và bảo vệ môi trường ở nước ta

1.3.3.1. Giải pháp từ phái nhà nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, sửa đổi, bổ sung các pháp luật có liên quan. Để không tiếp tục bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực môi trường, đòi hỏi phải chấm dứt tình trạng thiếu đồng bộ giữa pháp luật hành chính và pháp luật hình sự, thay đổi quan niệm về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự và bổ sung các quy định cho phép truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, khắc phục xu hướng coi trọng các kết quả tăng trưởng hơn tính bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, hoàn thiện chính sách, cơ chế. Nhanh chóng cấu trúc lại thị trường, chú trọng trước hết mối quan hệ giữa thị trường nội địa và thị trường quốc tế đồng thời với việc tái cấu trúc thể chế kinh tế, trong đó đặc biệt quan trọng là chính sách ngoại thương. Theo đó, hệ thống chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước thời gian tới cần phải hướng đến những nội dung sau:

- Hợp nhất các mục tiêu môi trường vào công tác kế hoạch hóa của quốc gia, các ngành, các tỉnh, cũng như kế hoạch hóa phát triển các đô thị.

- Chuyển dần quản lý môi trường từ chủ yếu bằng các mệnh lệnh hành chính sang, về cơ bản, các biện pháp kinh tế. Quản lý bằng mệnh

lệnh hành chính nên được áp dụng đối với những khu vực mà tình trạng ô nhiễm đã lên tới mức báo động.

- Sớm ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn các hành vi thương mại, tạo khuôn khổ pháp luật ổn định cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần hoạt động trong điều kiện cạnh tranh, kết hợp giải quyết tốt giữa yêu cầu tự do hóa thương mại với bảo vệ môi trường.

- Trước mắt chỉ cho phép xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng tinh chế cao, khuyến khích xuất khẩu những hàng hóa sử dụng các loại lâm sản thông dụng, có khả năng tái tạo nhanh, tiến đến hạn chế và cấm khai thác các lâm sản quý thuộc các khu vực rừng tự nhiên và chỉ được phép khai thác ở các khu vực tái tạo và trồng mới.

- Khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có công nghệ tiên tiến (kết hợp xem xét với yêu cầu của công nghệ xanh). Hạn chế nhập khẩu thiết bị, công nghệ trung gian, nhằm ngăn chặn dòng thiết bị - công nghệ cũ và lạc hậu nhập vào nước ta.

- Hạn chế số lượng, nâng mức thuế nhập khẩu lên cao, tiến đến thử nghiệm đấu giá các giấy phép nhập khẩu đối với những hàng hóa gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đây là chính sách cần thiết có tác động điều chỉnh trực tiếp đối với các sản phẩm gây hại đến môi

trường, phát thải các chất gây "hiệu ứng nhà kính", làm thủng tầng ô- zôn (như ô tô 4 chỗ ngồi, các hóa chất có gốc CFC...)

Không thể có kinh tế thị trường nếu không tiến hành tự do hóa thương mại. Trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của những quan hệ mang tính tổng hợp, khu vực và toàn cầu. Trong bối cảnh ấy việc sửa đổi, bổ sung các pháp luật có liên quan, hoàn thiện và hòa hợp các chính sách, cơ chế nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại với bảo vệ môi trường sẽ làm một giải pháp hữu hiệu để bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển một cách bền vững.

1.3.3.2. Các giải pháp đối với doanh nghiệp

- Tổ chức các kênh thông tin tốt hơn nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời về các rào cản của môi trường trong xuất khẩu nông, thủy sản.

- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam theo hướng tương thích với hệ thống tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, hoàn thiện hơn cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong các khâu nuôi trồng và chế biến sản phẩm.

- Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua các chinh sách ưu đãi về tín dụng cho đầu tư công nghệ xử lí các vấn đề liên quan đến môi trường

- Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường dịch vụ môi trường nhằm bổ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu kĩ thuật và xử lí môi trường.

- Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về rào cản thương mại môi trường

- Tăng cường đầu tư cho đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến theo hướng than thiện với môi trường.

- Tăng cường và chủ động các biện pháp quản lí môi trường tự nhiên - Cần xây dựng chiến lược kinh doanh lồng ghéo với chiến lược bảo vệ

môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu Một số khía cạnh cơ bản của mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa thương mại và môi trường (Trang 28 - 34)