Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện khát vọng sống có ý nghĩa của nhà thơ:

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH docx (Trang 27 - 34)

5. Phương pháp nghiên cứu:

3.3.Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện khát vọng sống có ý nghĩa của nhà thơ:

cũng bộc lộ những suy tư, triết lí của riêng mình. Cũng có khi triết lí ấy mang màu sắc bi quan nhưng điều quan trọng là chị luôn biết dừng đúng lúc. Điều đáng quý ở chị là chỗ đó. Nhìn chung, những suy ngẫm, triết lí của Xuân Quỳnh đều gắn chặt với thời gian. Có nhận ra sự chảy trôi của thời gian, Xuân Quỳnh mới nhận ra những quy luật của cuộc đời, có trải qua thời gian, chị mới có thể có những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời đến vậy!

3.3. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện khát vọng sống có ý nghĩa của nhà thơ: nhà thơ:

Sớm có ý thức về thời gian, Xuân Quỳnh đã sớm bị thời gian đày đọa. Nhận thức rõ sự tồn tại ngắn ngủi của cuộc đời trước sự vô cùng, vô tận của vũ trụ, nhiều lúc chị đã tỏ ra hoang mang, sợ hãi. Thế nhưng khi đã nhận thức được sự tất yếu ấy, hiểu rõ bản chất của sự tồn tại ấy, Xuân Quỳnh như muốn sống sao cho có ý nghĩa, sống cho xứng đáng. Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, Xuân Quỳnh không chỉ đón nhận cuộc sống mà còn góp phần dựng xây

cuộc sống. Với mọi người, chết là điều đáng sợ, nhưng với Xuân Quỳnh, chết rất nhẹ nhàng:

Lá vàng rụng xuống, Cho đất thêm màu,

Có mất đi đâu, Nhựa lên chồi biếc.

Nhìn sự ra đi của mỗi người như những chiếc lá, rõ ràng nhà thơ đã không hề sợ hãi trước cái chết. Nào có gì là sợ khi chị chỉ xem cái chết như một sự thay đổi nhỏ như người lính gác hết phiên, như lá vàng thì lá rụng. Nhỏ nhưng có ý nghĩa. Mỗi chiếc lá vàng rụng để lại chút nhựa sống cho những chồi non, mỗi người lính gác ra đi khi đã bảo vệ được sự bình yên thân thuộc. Chúng ta tồn tại hôm nay là do những người đi trước đã chuẩn bị cho chúng ta cũng như những chồi non được những chiếc lá vàng chuẩn bị, vậy thì, tại sao chúng ta lại không sẵn sàng chuẩn bị cho những chồi non sau mình? Nhận và trả, đâu chỉ là một sự ràng buộc, đó còn là một quy luật tất yếu. Phải chăng Xuân Quỳnh hiểu được điều đó? Khát khao sống, khát khao cống hiến, Xuân Quỳnh chẳng những muốn làm con sóng để hòa vào biển lớn cuộc đời, chị còn muốn cống hiến mình cho những gì nhỏ bé nhất:

Tôi sẵn lòng đem hiến cả đời tôi, Cho cát trắng và gió Lào quạt lửa.

Là con sóng, Xuân Quỳnh muốn là con sóng vỗ mãi những khúc nhạc ngàn năm, là nhà thơ, chị muốn:

Thành nhà thơ ca ngợi cuộc đời, Những vần thơ cùng du hành vũ trụ,

Sưởi ấm vừng trăng lạnh niềm vui. Đâu chỉ lên trăng thơ ta còn bay khắp, Theo những con tàu cập bến những vì sao, Nhưng lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng,

Biết bay rồi ta lại muốn bay cao. (Khát vọng)

Dù có lúc bực dọc tuyên bố “Anh hãy nghĩ khác xa điều tôi nghĩ / Thơ tôi làm không phải để anh theo” nhưng lúc nào Xuân Quỳnh vẫn là một con người tha thiết với cuộc đời, với những khát vọng có ý nghĩa:

Dù thơ em viết chửa hay hơn, Em đang tập làm thơ cho có ích, Như viên đá trải đường, như nhát cuốc.

Dòng thơ em theo bánh xe lăn, Theo tuổi trẻ trăm lần giáp trận, Mặt anh hùng sau cửa gương lấp loáng,

Bánh xe lăn suốt cả mùa khô, Vệt bụi đặc chạy dài theo miền núi,

Bánh xe lăn giữa mùa mưa lầy lội, Vượt qua ngầm, qua suối, khe sâu.

(Viết trên đường hai mươi)

Thơ phải hay nhưng thơ cũng phải có ích. Cũng như vậy, dù sống không nhiều nhưng con người phải sống sao cho có ý nghĩa. Điều đó rất giản dị nhưng liệu có mấy ai hiểu và thực hiện được? Giá trị của thơ Xuân Quỳnh không phải được dệt nên bằng những trau chuốt nghệ thuật. Thậm chí thơ của chị nhiều khi còn trúc trắc, trục trặc. Nhưng điều đó không làm mất đi sự yêu thích của người đọc đối với thơ chị. Một phần chính bởi những khát vọng sống có ý nghĩa này! Cuộc đời của Xuân Quỳnh lắm nỗi gian truân. Dù trong cuộc sống hay trong tình yêu, người phụ nữ ấy cũng gặp nhiều bất trắc. Tưởng chừng bấy nhiêu đó cũng đủ để đánh ngã chị. Nhưng không, càng khổ đau, chị lại càng nhận rõ giá trị của cuộc sống, càng cố điểm trang cho cuộc sống. Tự nguyện “đem lòng vui tôi dệt tấm đời chung”, Xuân Quỳnh muốn ca mãi những lời ca hạnh phúc. Xuân Quỳnh làm thơ để có ích cho cuộc đời chứ không phải phô trương với cuộc đời cũng như sống là để có ích chứ không phải để cuộc đời xấu đi. Chị đã nhập cuộc. Bằng cuộc đời và bằng cả thơ. Và cũng chính bằng những thứ ấy, chị sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Khát khao sống có ích, Xuân Quỳnh đã biết tự quên đi những buồn đau của cuộc đời mình. Chị hay nhắc về quá khứ với những kỷ niệm thân thương của mình. Nhưng, dù ưu ái quá khứ, Xuân Quỳnh vẫn không tự mê hoặc mình bằng quá khứ. Quá khứ “đáng yêu”, “đáng tôn thờ” nhưng không làm cho chị “luyến tiếc”. Cái luyến tiếc, cái trân trọng, với chị,

bao giờ cũng là hiện tại. Muốn sống hết mình cho cuộc đời, Xuân Quỳnh nhận thấy thời gian như một thứ của quý, phải tranh đấu để dành lấy:

Không cướp thời gian, thời gian sẽ đi mau, Các bạn tôi đang từng giây phấn đấu,

Ngọn lửa nào đốt lòng tôi nung nấu, Dằng dặc làm sao

Tôi tiếc một ngày đi!

Chỉ một ngày. Đối với mọi người, cõ lẽ là khoảng thời gian bình thường nhưng với Xuân Quỳnh bao giờ đó cũng là thời gian có ý nghĩa mà chị phải nâng niu, gìn giữ như một thứ của quý. Chị tiếc một ngày nhưng đó không phải là tâm lí sống vội vàng. Sự tiếc nuối ấy chẳng qua là hệ quả của sự khát khao cống hiến mà thôi. Muốn là con sóng, là nhà thơ, Xuân Quỳnh còn muốn là nghệ sĩ ca những lời ca ngợi ca cuộc sống. Thế nhưng tất cả những điều đó sẽ chìm vào quên lãng trước một khát vọng, dù tầm thường nhưng rất đỗi lớn lao:

Ôi tương lai như thảm lúa vàng, Ước mơ em – một bông lúa nhỏ,

Em là đoạn đường ray của con đường ngàn cây số, Chạy về Nam nối mạch máu quê hương.

(Một ước mơ)

Một ước mơ như triệu ước mơ: ước mơ sum vầy, hạnh phúc, bình yên. Một bông lúa nhỏ sẽ chẳng là gì trong thảm lúa vàng. Một đoạn đường ray sẽ

chẳng là bao trong con đường ngàn cây số. Nhưng nếu mỗi người là một bông lúa, một đoạn đường, chắc chắn, hạnh phúc sẽ không xa!

PHẦN C: KẾT LUẬN

Nếu có cuộc bầu chọn một nhà thơ nữ xuất sắc nhất của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chắc hẳn không ít người chọn cái tên Xuân Quỳnh. Trong hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã để lại cho đời một di sản văn học quý báu. Trong số ấy, có những bài thơ, câu thơ qua thời gian đã trở thành thân thuộc với biết bao người. Xuân Quỳnh đến với văn chương gần như là duyên nợ. Người phụ nữ ấy đã gắn chặt cuộc đời mình với văn chương như một sự sắp đặt của tạo hóa. Từ một diễn viên múa nổi tiếng chuyển sang một nhà thơ, Xuân Quỳnh đã phải làm lại từ đầu. Những khó khăn, vất vả, những thiếu hụt của điều kiện vật chất không làm cho chị chán nản, thất vọng mà trái lại dường như nó đã làm cho người phụ nữ ấy như kiên cường hơn, kiên định hơn với con đường mà mình đã chọn. Và chính những đứa con tinh thần của chị đã chứng minh cho con đường mà chị quyết định là hoàn toàn đúng đắn. Với Xuân Quỳnh, làm thơ là một công việc cực nhọc nhưng sung sướng. Nhưng dẫu cực nhọc hay sung sướng thì chị cũng được sống với chính mình, sống với bản chất và những suy nghĩ của mình. Hơn nữa, chị còn cống hiến cho cuộc đời rất nhiều từ những tác phẩm của mình. Đó là ước muốn, là lí tưởng không những của chị mà còn là của cả một thế hệ của chị. Cuộc đời không dành cho chị những ưu ái, nếu không muốn nói là đã tạo ra quá nhiều bất công với chị. Thế nhưng, điều đáng quý là, trong mọi khó khăn, vất vả, Xuân Quỳnh đều biết cách tự vươn lên. Nhiều lúc, chị ví mình như những cánh hoa dại, những cánh chuồn chuồn mỏng manh nhưng theo tôi chị chính là cây xương rồng, cây xương rồng giữa sa mạc khô cằn. Có quá không khi nói rằng: nhờ chị mà sự sống được tồn tại ở sa mạc ấy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỤC LỤC Trang PHẦN A: MỞ ĐẦU...2 1. Lí do chọn đề tài: ...2 2. Lịch sử vấn đề: ...2 3. Mục đích nghiên cứu: ...3 4. Phạm vi nghiên cứu: ...3

5. Phương pháp nghiên cứu: ...3

PHẦN B: NỘI DUNG ...4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC ...4

1.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật: ...4

1.1.1. Khái niệm thời gian: ...4

1.1.2. Khái niệm thời gian nghệ thuật: ...4

1.2. Đặc điểm của thời gian nghệ thuật: ...4

1.3. Các bình diện của thời gian nghệ thuật: ...5

1.4. Các loại thời gian nghệ thuật: ...5

1.4.1. Thời gian tự sự: ...5

1.4.2. Thời gian tâm lý: ...5

1.4.3. Thời gian đời người: ...6

CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH ...6

2.2. Những biểu hiện nổi bật của thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh ...6

2.2.1. Thời gian của những hoài niệm, hồi tưởng về quá khứ: ...6

2.2.2 Thời gian của những trăn trở, day dứt trong hiện tại: ...6

2.2.3. Thời gian của những dự cảm xót xa về tương lai: ...7

CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH ...13

3.1. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: ...13

3.2. Thời gian nghệ thuật gắn liền với suy nghĩ, triết lí của nhân vật trữ tình về cuộc đời, tình đời: ....18

3.3. Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện khát vọng sống có ý nghĩa của nhà thơ: ...27

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH docx (Trang 27 - 34)