Thời kì sinh trưởng sinh dưỡng

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của cây lúa ppt (Trang 32 - 33)

Là thời kì cây lúa hình thành nhánh, lá và một phần thân. Cần có sự cân đối giữa sinh trưởng nhánh và sinh trưởng lá sao cho số nhánh mới sinh ra đều có khả năng ra được số lá gần với tổng số lá vốn có của giống. Các nhánh ra muộn số lá ít sẽ không có khả năng chuyển sang thổi kì 2 - thời kì sinh trưởng sinh thực và trở thành nhánh vô hiệu.

Trong điều kiện quần thể ruộng lúa cấy với mật độ cao (35-50 khóm/m2) diện tích dính dưỡng hạn chế (200cm2/1Ikhóm ở mật độ 50 khóm/m2) các nhánh được sinh ra ở mắt thứ 4 (nhánh con thứ 4, hình 9) và sau cấy 20-25 ngày đã là các nhánh vô hiệu. Theo quy luật đẻ nhánh của cây lúa thì nhánh con thứ nhất kém nhánh mẹ 2 lá, nhánh con thứ 2 kém nhánh mẹ 3 lá, nhánh con thứ 3 kém nhánh mẹ 4 lá, nhánh cháu thứ nhất bằng nhánh con thứ 3. Các nhánh đạt chỉ số lá bằng 70% so với số lá vốn có của nhánh mẹ thì khi cấy ở mật độ thường thấy sẽ có khả năng thành bông. Ví dụ giống lúa CR-203 có 15 lá. Như vậy các nhánh đạt 70% chỉ số lá của nhánh mẹ thì cần có số lá là: 70 x 15/100 = 38

10,5 lá. Xét theo quy luật đẻ nhánh thì các nhánh kém nhánh mẹ

5 lá là lớp nhánh cháu thứ 2 và nhánh con thứ 4. Cho nên írong kĩ thuật thâm canh lúa để có nhánh hữu hiệu cao, thì các giống ngắn ngày chỉ được cho cây lúa để đến nhánh cháu còn các giống trung ngày và dài ngày cũng chỉ nên cho cây lúa để đến nhánh chắt như vậy sẽ đảm bảo tỉ lệ thành bông cao. Tuy nhiên nếu diện tích dinh dưỡng lớn, ánh sáng nhiều thì các nhánh đẻ sau vẫn có cơ hội hoàn thành được số lá cần thiết và vẫn có khả năng thành bông. Đó là trường hợp cây lúa mọc rải rắc ở mương, ở ao hoặc các cây lúa còn sót lại ở các ruộng bỏ hoá, chúng đẻ thành một bụi lúa lớn có tới vài chục bông song nếu lấy số bông chia cho diện tích đình dưỡng mà chúng được hưởng thì số bông trên một đơn vị diện tích rất thấp.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học của cây lúa ppt (Trang 32 - 33)