Học sinh trình bày theo định hướng sau:

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 MÔN NGỮ VĂN (Trang 64 - 72)

+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. + Trích dẫn hai đoạn thơ

+Lần lượt phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.

Trong đoạn thơ trong bài Việt Bắc:

- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm nổi bật được tình cảm sâu nặng của Cán bộ cách mạng với người dân Việt Bắc biểu hiện qua:

+ Cách ngắt nhịp 3/3 “ta với mình, mình với ta” làm cho người đọc cảm nhận, “ta với mình tuy hai mà một gắn bó không thể tách rời”. Cấu trúc so sánh và tăng tiến “lòng ta….đinh ninh”nhấn mạnh tình cảm sâu nặng của người Cán bộ.

+ Câu “Mình đi mình lại nhớ mình” không chỉ là câu hỏi mà còn là lời tâm tình tự nhủ, nhớ Việt Bắc cũng là nhớ về cuộc sống của bản thân mình.

+ Cách so sánh đặc biệt “bao nhiêu… bấy nhiêu”cụ thể hóa tình cảm của người Cán bộ.

Đoạn thơ trong bài “Đất Nước”:

- Cần làm nổi bật được Đất Nước là những không gian thân quen, gần gũi gắn bó với cuộc sống của mỗi người: là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là nơi gieo mầm cho hạt giống tình yêu, là nơi mang nỗi tâm tư của người con gái. - Nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật chiết tự, điệp cấu trúc, chất liệu văn học dân gian…

+ Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi đoạn.

Tương đồng.

-Thể hiện tình cảm gắn bó quê hương đất nước.

- Hình thức thể hiện mang tính chất tình cảm lứa đôi nhưng mục đích hướng đến lsị là tình cảm chung-tình cảm đối với quê hương, Cách mạng.

- Hình ảnh thơ vừa gần gũi, quen thuộc, bừa có ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ nhẹ nhàng, tha thiết.

Khác biệt

- Việt Bắc ra đời khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa hoàn thành, khung cảnh được tái hiện phù hợp với không khí chia tay lịch sử ngay sau khi chiến thắng, khi Trung ương chính phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Chủ yếu thể hiện tình cảm gắn bó của người Cán bộ với Việt Bắcđề cao ân tình Cách Mạng. Hình thức đối thoại đồng thời là lời tự hứakhẳng định tấm lòng thủy chung của người ra đi. Thơ lục bát, kết cấu đối đáp “mình-ta”đoạn thơ đậm tính dân tộc. -Đất Nước ra đời khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào giai đoạn khốc liệt. Chủ yếu thể hiện Đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thiết nhất của mỗi con ngườikhơi gợi lòng yêu nước, góp phần thức tỉnh tuổi trẻ các đô thị tạm chiến miền Nam. Hình thức là lời trò chuyện tâm tình đã thuyết phục người nghe. Thể thơ tự do với âm hưởng trường ca, đầy cảm xúc nhưng vẫn giàu chất trí tuệ.

Một phần của tài liệu BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 MÔN NGỮ VĂN (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)