Khách hàng mục tiêu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty thương mại và truyền thông thanh nga (Trang 26)

Với đặc thù sản phẩm hướng tới khách sạn, khu căn hộ, nhà riêng, cung cấp các kênh truyền hình nước ngoài tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm thiết bị và dịch vụ truyền hình. Đây chính là khách hàng mục tiêu của công ty.

3.6.2 Sản phẩm

Với đặc trưng là doanh nghiệp thương mại và truyền thông, Công ty hiện đang cung cấp các dòng sản phẩm xanh đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Danh mục sản phẩm của Công ty đa dạng chủng loại, kiểu dáng hiện đại, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ uy tín. Tất cả các sản phẩm đều được Công ty cam kết về yêu cầu thông số kỹ thuật và bảo hành.

Bảng 3.6.2 Danh mục sản phẩm của công ty

STT Tên sản phẩm ST

T

Tên sản phẩm

1 Anten chảo parapol 5 Truyền hình IPTV Nhật Bản

2 Đầu thu kĩ thuật số 6 Ehotel- Internet TV 3 Đầu giải mã vệ tinh

( Satellite receiver)

7 Set TOP BOX IPTV 4 Đầu thu sóng - LNB 8 NHK Premium

( Nguồn phòng kinh doanh) Bên cạnh những sản phẩm trên công ty còn những dịch vụ bào hành sản phẩm, sửa chữa bảo dưỡng, các dịch vụ viễn thông, truyền hình

3.6.3 Chính sách giá

Do đặc tính sản phẩm, việc tính toán giá của Công ty còn phụ thuộc vào phía nhà cung cấp và khả năng đặt hàng của bộ phận kinh doanh, quản lý kho nên hiện tại, Công ty áp dụng chính sách giá theo giá dành cho các loại khách hàng khác nhau: đối với khách hàng đặt lượng lớn, đại lý, công trình dự án thì công ty sẽ cung cấp giá với giá “net” – giá đại lý; còn với khách hàng nhỏ lẻ với số lượng ít, công ty áp dụng tính thêm mức giá bán thương mại – giá bán lẻ (do kế toán tính toán).

Bảng 3.6.3: Bảng giá một số loại hàng hóa tại công ty

(Đơn vị: đồng) STT Tên sản phẩm Giá 1 Truyền hình Nhật Bản IPTV – Full HD 1.600.000 2 NHK Premium- Truyền hình Nhật Bản 1.470.000 3 IPTV 50 kênh Nhật Bản 1.050.000 4 Internet TV Japanese Channels 1.000.000

5 Set TOP BOX HD Aminet 130

3.200.000

JONSA 0.9 Ku

7 Đầu thu VTC-F901 1.800.000 8 Đầu thu sóng LNB C-

Band

150.000

(Nguồn phòng kinh doanh)

3.6.4 Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Công ty đã tận dụng lợi thế là doanh nghiệp cung ứng sản phẩm nhập khẩu chuyên biệt cộng với sự đa dạng hóa trong cung cấp sản phẩm đã giúp Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Dù đã mở rộng thị trường sản phẩm nhưng vì phòng kinh doanh vẫn còn đảm nhận chức năng Marketing nên hoạt động tiêu thụ của Công ty chưa thực sự đạt được hiệu quả mong muốn. Mọi hoạt động của Marketing như nghiên cứu thị trường, thiết lập chính sách giá, chính sách phân phối và hoạt động truyền thông đều gắn liền với công tác của bộ phận kinh doanh.Thêm vào đó, những kiến thức nghiệp vụ và điều kiện yêu cầu cho nghiệp vụ Marketing và kinh doanh là khác nhau,điều đó đã làm cho hiệu quả công tác tiêu thụ còn nhiều hạn chế.

Với mục tiêu mở rộng thị trường, tăng mức tiêu thụ, bên cạnh những thị trường đang tiêu thụ công ty sẽ mở rộng phân phối tại các doanh nghiệp lớn. Mở rộng cách kênh phân phối qua các cửa hàng đại lí trên cả nước. Hiện tại công ty có gần 30 khách hang lớn, tập trung ở miền Bắc: VTV, công ty Viễn thông Ninh Bình, viễn thông Đăk Lăk, các doanh nghiệp tư nhân, các khách sạn, đại sứ quán..

Bảng 2.6.4 Một số khách hàng của công ty

Ban biên tập truyền hình cáp- VTV

Công ty TNHH Dịch vụ Truyền hình-Viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom)

Viễn thông Ninh Bình

Công ty CP Phát triển Phát thanh truyền hình BDC- VOV Conifer Boutique Hotel- Hoàn Kiếm- Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Atlantic Hotel – Hàng Chuối- Hà Nội DMC Tower, 535 Kim Mã, Hà Nội

Cat Ba Hotel Company Ltd. – hai tòa nhà tại Liễu Giai và Linh Lang

Khách sạn Thắng Lợi- Hà Nội Khách sạn Châu Long- Sapa

Khách sạn Nam Cường- Hải Dương

Khách sạn- tòa nhà Red Building-88 Mai Hắc Đế- Hà Nội Tòa nhà H Tower – Văn Cao- Hải Phòng

Khách sạn Phương Đông FUJITA Coporation Đại sứ quán Ấn Độ Đại sứ quán Nigeria Đại sứ quán Kuwait

Công ty sản xuất Phanh Nissin Việt Nam

Công ty TNHH Xây dựng thương mại Toàn Tiến (Bất động sản cho thuê)

Công ty TNHH Tân Long

Công ty TNHH TM & Dịch vụ Xuân Hòa (Bất động sản cho thuê)

Công ty TNHH Hợp Chúng

Công ty TNHH Kinden Việt Nam Công ty TNHH Enkei Việt Nam Công ty CP Quốc tế Việt Cường

Công ty CP sứ Inax Việt Nam

Công ty CP Dịch vụ và công nghệ cao Minh Châu. Công ty CP Điện tử Viễn thông Tuấn Tú...

Với mục tiêu mở rộng thị trường, tăng mức tiêu thụ, bên cạnh những thị trường đang tiêu thụ công ty sẽ mở rộng phân phối tại các doanh nghiệp lớn. Mở rộng cách kênh phân phối qua các cửa hàng đại lí trên cả nước. Hiện tại công ty đang phân phối trực tiếp để đảm bảo chất lượng cũng như những ưu đãi cho khách hàng. Hệ thống kênh phân phối của khách hàng được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.6.4: Hệ thống kênh phân phối của công ty

Từ sơ đồ trên, ta thấy hệ thống kênh phân phối của Công ty khá đơn giản. Công ty đang sử dụng hình thức bán hàng trực tuyến online tận dụng ưu điểm của các thương mại điển tử để giới thiệu sản phẩm trên cac website, diễn đàn, chợ

Khách hàng

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

yếu có được là từ hợp đồng với các khách sạn các đối tác. Công ty sử dụng kênh trực tiếp này để tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng và duy trì mối quan hệ tốt với những khách hàng là đối tác quen thuộc.

Với mục tiêu phát triển dài hạn, Công ty không ngừng tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi với mỗi thành viên, nâng cao công tác tổ chức hậu cần cho bên đối tác. Hình thức ưu đãi các đại lý thường được Công ty khuyến khích sử dụng như: triết khấu giá trị hóa đơn, tài trợ cho chi phí quảng cáo biển, bảng hay băng-rôn, Công ty còn áp dụng quà tặng cho các đơn hàng lớn... Những hoạt động khuyến khích kênh đã phần nào tác dụng đến tiến độ bán hàng, làm cho các đại lý thực hiện tốt công việc và nâng cao doanh thu bán hàng theo kế hoạch

Tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty còn được đánh giá qua công tác đánh giá hàng tồn kho.Bảng sau sẽ mô tả tình hình tồn kho của Công ty trong các giai đoạn 2008 -2012.

Bảng 3.6.4 Tình hình tồn kho của công ty 2008-2012

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu 2.879.578.24 3 1.768.645.24 3 2.287.128.43 5 1.945.760.75 0 2.547.591.33 5 Tồn kho 464.098.326 564.897.435 779.609.751 1.614.047.57 6 1.910.395.97 6 Tồn kho/D T % 16 31,9 34 82,9 74,9

Biểu đồ 3.6.4 Mối liên hệ doanh thu và chi phí 2008-2012

Từ bảng tỉ lệ hàng tồn kho, doanh thu và dựa vào đồ thị thể hiện tỉ lệ hàng tồn kho/doanh cho ta thấy rõ nét tình hình tiêu thụ sản phẩm. Năm 2008 tỉ lệ hàng tồn kho/doanh thu thấp 16% . Nhưng tình hình tồn kho của công ty tăng dần đều, tồn kho/ doanh thu 2 năm sau tăng không nhiều năm 2009 lên 31,9% năm 2010 là 34%, nguyên nhân do trong 2 năm này công ty chịu sự ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế toàn cầu nên lượng cầu giảm, người dân thắt chặt chi tiêu. Nhưng 2 năm 2011 2012 lại tồn kho rất nhiều 82,9% năm 2011 và 74,9% năm 2012, ở giai đoạn này công ty bắt đầu mở rộng quy mô, tăng số vốn điều lệ lên,và công ty tái đầu tư vào công nghệ, nhập những công nghệ hiện đại kết hợp những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vẫn chưa hết dẫn tới hiện tượng tồn kho rất nhiều, hoạt động tiêu thụ hoạt động rất kém trong 2 năm 2011 và 2012

Qua việc phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Thương mại và truyền thông Thanh Nga có thể nhận ra một số ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm:

- Sản phẩm đa dạng chủng loại mẫu mã đảm bảo yêu của về tiêu chuẩn kỹ thuật;

- Các chính sách giá, phù hợp với đặc điểm của tình hình công ty và trong môi trường cạnh tranh;

- Đội ngũ nhân viên có chất lượng cao nên hoạt động tiêu thụ không gặp nhiều khó khăn.

Nhược điểm:

- Hoạt động sau bán hàng chưa hoàn chính, còn yếu trong khâu chăm sóc khách hàng;

- Hoạt động marketing kém hiệu quả, nhất là hoạt động nghiên cứu thị trường chưa có kế hoạch cụ thể;

- Công ty chưa có những đầu tư, chính sách tập trung đối với hoạt động tiêu thụ, cần đầu tư vào bộ phận chăm sóc khách hàng và cần chuyên nghiệp hoạt động bảo hành, sửa chữa sản phẩm.

3.7 Quản trị tài chính

3.7.1 Các hình thực huy động vốn hiện có

Vốn là yếu tố tạo nên sự bền vững cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Với công ty thì luôn chú trọng đảm bảo sức khỏe tài chính một cách khoa học nhất vững mạnh nhất. Thời gian đầu thành lập, Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn tự có thì hiện tại, Công ty thực hiện đa dạng hóa nguồn cung cấp vốn và thực hiện một số kênh huy động vốn sau:

Tín dụng ngân hàng: Công ty huy động nguồn vay từ ngân hàng thương mại

cổ phần Công thương Việt Nam - VietinBank. Chủ yếu là các khoản vay phục vụ cho kế hoạch trung và ngắn hạn của Công ty.

Tín dụng thương mại: Công ty thường sử dụng kênh này nhằm huy động vốn

với cả phía nhà cung cấp và với khách hàng thông qua hình thức là: thanh toán chậm với bên cung cấp và giao kèo với bên các đối tác. Nhưng phương thức huy động vốn này Công ty chỉ sử dụng với một số đối tác trong nước và không chú trọng vào hình thức huy động vốn này.

3.7.2 Tình hình tài chính hiện của công ty

Bảng 3.1.4.2. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty qua các năm

(Đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vốn chủ sở hữu 978.746.365 1.156.032.1 43 1.021.982.92 7 976.504.221 6.735.414.47 4 Tổng nợ 580.562.391 597.306.142 525.523.445 1.736.613.49 2 2.354.938.65 7 Tổng tài sản 1559.308.75 6 1.753.338.2 85 1.547.496.37 2 2.713.117.71 3 9.090.353.13 1 Lợi nhuận sau thuế 8.145.876 20.657.738 8.376.234 45.478.706 41.089.747 Doanh thu 2.879.578.2 43 1.768.645.2 43 2.287.128.4 35 1.945.760.75 0 2.547.591.33 5 D/E 0,59 0,51 0,51 1,77 0.34 D/A 0,37 0,34 0,34 0,64 0,25 NPM 0,003 0,012 0,003 0,023 0,016 ROA 0,005 0,012 0,005 0,017 0,005

Trong đó, các chỉ tiêu được tính như sau: - Nhóm chỉ tiêu về quản lý nợ:

• Chỉ tiêu D/E là tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này cho biết công ty sử dụng bao nhiêu nợ trên một đồng vốn. Chỉ tiêu càng tăng thì có nhiều rủi ro về tài chính. • Chỉ tiêu D/A là tỷ suất nợ/tổng nguồn vốn (tổng tài sản). Chỉ tiêu này thể hiện tổng nguồn vốn của công ty được cấu thành từ bao nhiêu phần trăm khoản nợ.

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi:

• Chỉ tiêu hệ số sinh lời doanh thu NPM được tính bằng lợi nhuận sau thuế/ doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết với 1 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

• Chỉ tiêu hệ số sinh lời tài sản ROA được tính bằng lợi nhuận sau thuế/ tổng vốn, chỉ tiêu này phản ánh với 1 đồng vốn bỏ ra thì mang lại bao nhiêu lợi nhuận.

Từ bảng trên ta có thể đi đến những kết luận sau:

Thứ nhất, với nhóm chỉ tiêu quản lí nợ:

- Chỉ tiêu D/E: trong các năm 2008 là 0,59 năm 2009 là 0,51 năm 2010 là 0,51, đây là mức khá cao nên công ty có thể gặp rủi ro tài chính, đặc biệt là năm 2011 lên tới 1,77 nguy có gặp rủi ro tài chính rất cao nhưng sang năm 2012 thì lại giảm mạnh xuông 0,34 cho thấy công ty đã hạn chế sử dụng vốn chủ sở hữu kinh doanh và bắt đầu có những nguồn vốn khác

- Chỉ tiêu D/A: năm 2008-2009 tỉ suất nợ/tổng vốn lần lượt 0,37 0,34 0,34 và duy trì ổn định. Với công ty thì tình hình dư nợ/tổng vốn ít biến động mạnh như trên là chấp nhận được và đảm bảo hoạt động kinh doanh. Trừ năm 2011 là 0,64 do tổng vốn giảm mạnh nhưng sang năm 2012 thì tổng vốn đã tăng mạnh lên

Thứ hai, chỉ tiêu về khả năng sinh lời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty còn độc lập tài chính không mở rộng kinh doanh nên tránh dư nợi quán nhiều, tình hình tài chính ổn định.

- Chỉ tiêu NPM biến động trong những năm đầu tiên mới thành lập 2008 là 0,003 tăng lên năm 2009 là 0,012 sau đó giảm 0,003 năm 2010 lại tăng lên 0,023 và giảm nhẹ xuống 0,016 trong 2 năm 2011 và 2012. Cho thấy công ty kinh doanh lợi nhuận thấp

- Về khả năng sinh lợi ROA thấp cao nhất trong năm 2011 là 0,017 và năm 2009 là 0,012. Rất thấp trong những năm 2008 2010 2012 là 0,005. Cũng thể thấy phần nào hiểu quả kinh doanh của công ty còn thấp khi mới thành lập

Ưu điểm

- Công ty vẫn duy trì ổn định kinh doanh trong thời kì khủng hoảng cùng chỉ tiêu thanh toán nợ và khả năng vốn vẫn đảm bảo

- Có dấu hiệu kết quả kinh doanh tốt trong năm 2012 khi đạt doanh thu và tăng đáng kể vốn chủ sở hữu của công ty

Nhược điểm

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1 Mục tiêu

Đối với quản trị nhân lực

- Tăng cường hoạt động đào tạo vào phát triển, tập trung đạo tào nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là đối với nhân viên phòng kỹ thuật, đảm bảo chính sách cho nhân viên tiến tới xây dựng nguồn nhân lực cân đối

- Sắp xếp lại vị trí nhân sự hợp lí, cũng như tăng cường bộ phận phòng kinh doanh để hoàn thiện cơ cấu nhân lực

- Đoàn kết nội bộ, nỗ lực phấn đấu vì một sự nghiệp chung

Đối với quản trị tài chính

- Trong ngắn hạn công ty hướng tới mục tiêu đạt sự ổn định tài chính và mở rộng vốn chủ sở hữu

- Trong dài hạn, để tạo một kênh thu hút vốn mới thì công ty sẽ phát hành cổ phần ra công chúng và đăng ký giao dịch chính thức tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

- Tái đầu tư xã hội thông qua các hoạt động cộng đồng.

Đối với quản trị tiêu thụ

- Mở rộng thị trường tiêu thụ trên khăp cả nước, mục tiêu mở các đại lí phân phối sản phẩm truyền hình của các hang trong và ngoài nước

- Tăng cường các hoạt động bán hàng trực tuyến, thông qua cac web nổi tiếng và các trang mạng xã hội như facebook. 24h.com.vn

- Đẩy mạnh lĩnh vực dịch vụ trên cả nước

- Duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cùng ứng truyền thống, tăng cường hoạt động cung ứng nhằm tìm ra những nhà cung ứng chất lượng hơn đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty.

- Tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu quả cung ứng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.

4.2 Phương hướng.

Tiếp tục mở rộng quy mô phát triển của công ty, đẩy mạnh hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ, ngày càng đáp ứng yêu cầu của khách hàng với tinh thần phục vụ tận tình, chu đáo, hiểu biết sâu sắc về nhu cầu đề ra của khách hàng tạo ra mạng lưới khách hàng sâu rộng và lớn mạnh.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty thương mại và truyền thông thanh nga (Trang 26)