Hướng dẫn cách làm bài NLVH về một tác phẩm:

Một phần của tài liệu Chuyên đề ngữ văn ôn thi đh 2014 tác PHẨM vợ NHẶT KIM lân (Trang 25 - 30)

I. Tìm hiểu đề và tìm ý: 1. Tìm hiểu đề:

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên hướng dẫn các em nắm được cách thức tìm hiểu đề bằng cách đọc kĩ từ ngữ trong đề bài, chú ý những từ ngữ quan trọng để xác định các nội dung cơ bản sau:

- Kiểu bài: NLVH. HS cần xác định được vấn đề cơ bản cần nghị luận: Đó là nghị luận về toàn bộ tác phẩm, một vấn đề của tác phẩm giá trị nội

dung hay giá trị nghệ thuật hay nghị luận về một tác phẩm và làm sáng tỏ một nhận định.

- Vấn đề nghị luận: Để xác định được vấn đề nghị luận giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề để hiểu đề yêu cầu gì? Thông thường đề dưới hỏi trực tiếp như hãy phân tích, nêu cảm nhận.. nhưng cũng có khi dưới dạng một ý kiến, một nhận định nào đó. Muốn vậy, phải tìm hiểu ý nghĩa nhận định, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ quan trọng, cấu trúc của nhận định văn học

- Phạm vi tư liệu: Trên cơ sở xác định được vấn đề nghị luận, học sinh xác định phạm vi tư liệu phục vụ cho việc làm sáng tỏ vấn đề nghị luận về các phương diện như giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, kiến thức văn học sử, các tác phẩm văn học trong và ngoài chương trình, kiến thức lí luận văn học…

2. Tìm ý:

- Nếu là đề trực tiếp giáo viên chỉ cần học sinh xác định các luận điểm, luận cứ.

-Nếu là đề dưới dạng một nhận định, một ý kiến, trước tiên giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích nhận định nêu ra trong đề bài thông qua việc giải nghĩa của các từ ngữ quan trọng trong nhận định, cấu trúc của nhận định…rồi từ đó khái quát ý của cả nhận định. Sau đó giáo viên tiếp tục cho học sinh giải thích cơ sở của vấn đề. Có thể đặt ra những câu hỏi “Nghĩa là gì?”, “Là thế

nào?”, “Vì sao lại thế?”, “Lí do nảy sinh vấn đề là gì?”, “Nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề?”…để tìm hướng giải thích nhận định.

- Trên cơ sở giải thích nhận định, giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập hệ thống luận điểm (những quan điểm, tư tưởng người viết đưa ra để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận ), luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) và phương pháp lập luận.

+ Luận điểm 1: Nêu luận điểm -> chứng minh luận điểm-> tiểu kết . Luận điểm phụ 1: (Luận cứ)

. Luận điểm phụ 2: (Luận cứ) . Luận điểm phụ …

+ Luận điểm 2: + Luận điểm 3: …

- Xác định cách lập luận: Kết hợp các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng…

.

II. Lập dàn bài.

Phân tích một tác phẩm văn học, có nhiều dạng bài, nhiều cách hỏi. Trong chuyên đề này, tôi đưa ra một dàn bài chung cho kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn học kèm theo giải thích một ý kiến . Trên cơ sở các ý cơ bản đã tìm

được giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận sắp xếp theo một trình tự hợp lý: mở bài, thân bài, kết bài.

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: có thể đẫn dắt theo nhiều cách khác nhau như đi từ cái chung đến cái riêng, từ hiện thực đến vấn đề, từ một nhận định khác…

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: + Nêu khái quát vấn đề nghị luận. + Trích dẫn nhận định.

- Phạm vi vấn đề.

- Đánh giá sơ bộ vấn đề. 2. Thân bài:

a. Giải thích nhận định:

- Giải thích nghĩa của vấn đề (nghĩa đen, nghĩa bóng…): Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ nhận định, xác định các từ ngữ quan trọng từ đó tìm hiểu cấu trúc, nội dung của nhận định, một số biểu hiện của nhận định. Có thể đặt ra những câu hỏi “Nghĩa là gì?”, “Là thế nào?”, “Vì sao lại thế?”…để tìm hướng giải thích nhận định.

- Giải thích cơ sở của vấn đề: lí do nảy sinh, nguyên nhân…của vấn đề. b. Chứng minh nhận định:

Trên cơ sở giải thích nhận định, giáo viên hướng dẫn học sinh chứng

minh nhận định qua các biểu hiện. Để làm được thao tác này cần xây dựng hệ thống luận điểm, tìm lí lẽ, dẫn chứng phù hợp đủ để làm sáng tỏ luận điểm. - Luận điểm 1: Nêu luận điểm -> chứng minh luận điểm-> tiểu kết + Luận điểm phụ 1: (Luận cứ)

+ Luận điểm phụ 2: (Luận cứ) + Luận điểm phụ …

- Luận điểm 2: - Luận điểm 3: … c. Đánh giá nhận định:

- Đánh giá thành công của vấn đề: vấn đề có ý nghĩa như thế nào, ảnh hưởng, tác động ra sao? sự kế thừa, phát huy của vấn đề…

- So sánh, đối chiếu vấn đề nghị luận với các tác giả, tác phẩm cùng chủ đề, cùng đề tài; với giai đoạn văn học khác…

- Vai trò, ý nghĩa của vấn đề với bản thân: nhận thức, hành động… 3. Kết bài:

- Khái quát, khẳng định lại vấn đề: khẳng định ý nghĩa của vấn đề

- Đánh giá nâng cao.

E. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể cùng lời giải minh họa cho chuyên đề:

Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và Tràng trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Kim Lân.

1.Mở bài:

- Hình tượng người lao động là hình tượng quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại, từ văn học hiện thực phê phán 1930 -1945, số phận và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động đã được các nhà văn phản ánh và ngợi ca. Tuy vậy, số phận của họ được nhìn với một cái nhìn hết sức bi quan nên hết sức bi kịch.Đó là một chị Dậu chạy ra ngoài...tiền đồ của chị kết lại trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố hay Chí Phèo chết với khát vọng muốn làm người lương thiện trong kiệt tác của Nam Cao.

- Bước sang văn học cách mạng 1945 - 1975, hình tượng người lao động tiếp tục được khám phá. Các nhà văn vẫn tố khổ cho họ nhưng bên cạnh đó đã phát hiện ra những phẩm chất ưu việt của họ, họ có sức mạnh giải phóng số phận và mở ra tương lai hạnh phúc, tự do cho cuộc đời mình. Nhân vật A Phủ trong “

Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài và nhân vật Tràng trong “ Vợ nhặt ” của Kim

Lân là những ví dụ điển hình.

2. Thân bài:

a. Phân tích hai nhân vật: + Nhân vật A Phủ:

+ Nhân vật Tràng.

b. Nét tương đồng, khác biệt. + Tương đồng:

- Cả hai nhân vật đều là những người lao động nghèo khổ chịu nhiều tầng áp bức, là nạn nhân của chế độ thực dân, phong kiến.

- Họ là những con người có vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng: cần cù, chịu thương chịu khó giàu tình yêu thương dù cuộc sống cơ cực, khốc liệt nhưng vẫn neo đậu một niềm tin vào cuộc đời, biết khao khát hướng tới một cuộc sống tự do.

- Cả hai nhân vật đều biết hướng tới ánh sáng Cách mạng. A Phủ đến Phiềng Sa trở thành du kích còn Tràng nghĩ đến “ hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới” sẽ mở ra con đường tất yếu để đến với Cách mạng, giải phóng thân phận đói khát.

- Viết về A Phủ hay Tràng cả Tô Hoài và Kim Lấn đều thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ: xót thương cho số phận người lao động bị áp bức, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ, tố cáo tôi ác của bọn thực dân phong kiến và đều gửi gắm tư tưởng nhân đạo cách mạng, gắn tình thương với đấu tranh giai cấp, gắn niềm tin vào tương lai đổi đời mang đến hạnh phúc, tự do cho con người, khác hẳn tư tưởng nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán 1930-1945.

- A Phủ mang nỗi khổ của người nô lệ vùng cao còn Tràng là nạn nhân của đói khát, chết chóc.

- Nhân vật A Phủ chủ yếu được thể hiện ở vẻ đẹp của lòng yêu tự do phóng khoáng bộc trực nên A Phủ được miêu tả thiên về hành động, còn tâm lý thì phù hợp với người dân tộc vùng cao. Nhân vật Tràng, vẻ đẹp tô đậm lầ lòng nhân hậu, khao khát hạnh phúc gia đình với những diễn biến tâm lý tinh tế sâu sắc được thể hiện qua tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, lối kể chuyện hóm hỉnh, tài hoa.

3. Kết bài: Bản chất cảu văn học là sáng tạo, qua nhân vật A Phủ và Tràng cho

thấy Tô Hoài và Kim Lân là những nhà văn tài hoa, tâm huyết, có phong cách nghệ thuật độc đáo. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài và “ Vợ nhặt” - Kim Lân đều xứng đáng là những kiệt tác của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Một phần của tài liệu Chuyên đề ngữ văn ôn thi đh 2014 tác PHẨM vợ NHẶT KIM lân (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w