Các luật tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế việt nam (Trang 25 - 28)

Đây là những qui định riêng nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành công việc kinh doanh ở nước sở tại . Nhóm này bao gồm những khuyến khích phi tài chính như cho phép tuyể dụng nhân công nước ngoài không hạn chế ,đảm bảo việc chuyển nhược và hồi hương của vốn và lợi nhuận ; ký kết các hiệp định ; sự cho phép bán hàng tiêu dùng đến người tiêu dùng cuối cùng không phải thông qua các đại lý hay công ty thương mại, sở hữu đất đai .

C. FDI trong chiến lược phát triển kinh kế Việt Nam:I. Sự phát triển của FDI ở Việt Nam trong thời kì đổi mới: I. Sự phát triển của FDI ở Việt Nam trong thời kì đổi mới:

1. Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam:

Đảng và nhà nước ta đã xác định vốn trong nước mang tính quyết định còn vốn nước ngoài là quan trọng. Do đó Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm tới FDI, hình thức này rất quan trọng. Điều đó thể hiện ở chỗ:

FDI giúp thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế của đất nước. Để đạt được những chỉ tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới thì tốc độ phát triển bình quân hàng năm phải đạt trên 7%, và nhu cầu về vốn đầu tư có từ 4,2 tỷ USD trở lên cho mỗi năm(tức là tích luỹ hàng năm phải đạt 22% thu nhập quốc dân). Đây là con số không nhỏ đối với nền kinh tế nước ta, cho nên FDI là nguồn bổ xung quan trọng để phát triển kinh tế ở Việt Nam.

FDI đem lại khả năng mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới làm cho tổng sản phẩm xã hội

của Việt Nam tăng lên và cho phép giải quyết được tình trạng thất nghiệp của người lao động. Tính đến năm 2002 đã có 4447 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký là 43194,0 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 20357,6 triệu USD*. Giải quýêt được việc làm cho hàng vạn lao động, tăng thu ngân sách nhà nước.

Thông qua đầu tư nước ngoài, nhất là FDI, chúng ta tiếp nhận thành tựu phát triển khoa học- kĩ thuật tiên tiến của thế giới, nhờ đó rút ngắn khoảng cách của ta so với thế giới.

Nhờ có FDI, chúng ta sử dụng có hiệu quả những lợi thế của đất nước mà nhiều năm qua không thể thực hiện do thiếu vốn như khai thác dầu mỏ, khoáng sản …

Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận FDI chúng ta học được kinh nghiệm quản lý kinh doanh và cách làm thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường của các nước tiên tiến.

Tóm lại, FDI có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với sự phát triển của thế giới và khu vực.

2. Sự tác động của FDI đến nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua:

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của bộ kế hoạch và đầu tư, FDI đã đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ gia tăng xuất khẩu, đóng góp cho ngân sách quốc gia. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, đội ngũ lao động được thu hút vào làm việc có thu nhập cao hơn với các khu vực khác, hơn nữa, lại từng bước được nâng cao tay nghề, đội ngũ cán bộ quản lý được nâng cao kiến thức, kinh nghiện quản lý.

Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực chuyển dịch vụ cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển lực lượng sản xuất. Thông qua đầu tư nước ngoài bước đầu đã hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đầu tư nước ngoài cũng đã đem đến những mô hình quản lý tiên tiến,

phương thức kinh doanh hiện đại trong các ngành, các đơn vị kinh tế.

Đầu tư nước ngoài đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực.

Đến năm 2000 khu vực đầu tư nước ngoài đã thu hút khoảng 30 vạn lao động trực tiếp và hàng chục vạn lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng dịch vụ… Một số đáng kể người lao động đã được đào tạo năng lực quản lý, trình độ năng lực có thể thay thế chuyên gia nước ngoài.

Mặc dù vẫn còn có những hạn chế của đầu tư nước ngoài như : nhập công nghệ cũ, lạc hậu, hiện tượng chuyể giá, trốn lậu thếu,ô nhiễm môi trường… nhưng không thể phủ định những tác động tích cực của đàu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

II. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam những năm vừa qua:

Cuối năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua, khi nước ta còn trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát phi mã, sản xuất và lưu thông chậm phát triển, làm không đủ ăn, buộc phải dùng tem phiếu “phân phối sự thiếu thốn”; khi các nước “phương Tây” cấm vận đối với Việt Nam, quan hệ kinh tế đối ngoại hầu như chỉ bó hẹp trong khung khổ Hội đồng Tương trợ kinh tế với 12 nước xã hội chủ nghĩa (cũ).

Luật Đầu tư nước ngoài 1987 được dư luận quốc tế đánh giá cao. Hoạt động FDI là khâu đột phá trong hội nhập kinh tế quốc tế nhờ thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam có sức hấp dẫn hàng trăm nhà đầu tư quốc tế, trong đó có các nước đang thi hành chính sách cấm vận đối với nước ta, điển hình là Mỹ. Mặc dù cuối năm 1994, Tổng thống Bill Clinton mới bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, nhưng một số nhà đầu tư nước này thông qua nước thứ ba đã thực hiện nhiều dự án FDI ở nước ta từ năm 1989.

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, ba năm đầu 1988 - 1990, FDI chưa tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta. Nhưng từ năm 1991 đến năm 1997 đã diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, với 2.230 dự án và vốn đăng ký 16,244 tỷ

USD, vốn thực hiện 12,98 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1997, vốn thực hiện đã đạt 3,115 tỷ USD, gấp 9,5 lần năm 1991.

Tuy nhiên, từ năm 1998 đến năm 2004, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, nên trong số 3.968 dự án mới, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn đăng ký năm 1998 chỉ là 5,099 tỷ USD, năm 2000 là 2,838 tỷ USD, năm 2004 là 4,547 tỷ USD. Trong khi đó, vốn thực hiện trong giai đoạn này là 17,66 tỷ USD, chỉ tăng 36% so với giai đoạn 1991-1997.

Nhưng năm 2005 lại mở đầu làn sóng FDI thứ hai vào Việt Nam, với vốn đăng ký 6,839 tỷ USD và vốn thực hiện 3,3 tỷ USD. Từ năm 2006 tới nay, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI. Con số giải ngân cũng khá tích cực.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính chung, từ năm 1988 đến năm 2011, tổng vốn đăng ký còn hiệu lực của 13.496 dự án FDI là 195,9 tỷ USD, vốn thực hiện là 88,2 tỷ USD, chiếm 43,2% vốn đăng ký.

III. Giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam:

Mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới phải phù hợp với mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng đưa nước ta trở thành nước công nghiệp. Nguồn lực con người, an ninh, công nghệ, kết cấu hạ tầng được nâng cao; giữ vững vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, mục đích của giải pháp nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả FDI trong thời gian tới là phải thu hút đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, những tập đoàn kinh tế lớn, các công ty đa quốc gia lớn mạnh trên thế giới.

Với mục tiêu như vậy thì sau đây là một số giải pháp được sử dụng:

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong chiến lược phát triển kinh tế việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w