trong quá trình phát triển Joomla CMS
1. Nguyên tắc phân nhỏ
Trong quá trình phát triển của mình Joomla CMS đã vận dụng nguyên tắc
phân nhỏ để phát triển. Joomla 1.0 được cải tiến tập trung vào phần cấu
trúc của framework từ các functions lên phân lớp MVC để được joomla
1.5. Rồi từ joomla 1.5 với việc tập trung vào việc phân quyền của user đã phát triển thành phiên bản joomla 1.6 với nhóm người dùng không giới
ngoài ra việc phát triển của joomla còn thực hiện trên nhiều phần nhỏ khác
nhau : giao diện, security, đa ngôn ngữ, …
2. Nguyên tắc tách riêng
Trong joomla nếu chỉ xét riêng về các thành phần của nó (extensisions) thì ta thấy các thành phần này độc lập nhau. Những thành phần chính của
joomla là : component, module, plugin (từ joomla 1.5) được cài đặt và gở
bỏ cài đặt độc lập nhau không ảnh hưởng đến các thành phần khác và cả
website. Trong quá trình phát triển các thành phần của joomla cũng độc lập, người lập trình có thể thay đổi nâng cấp code… trên chính thành phần đó
mà ko ảnh hưởng đến các thành phần khác – việc thay đổi chỉ xảy ra tại
package của thành phần đó mà thôi. Việc áp dụng nguyên tắc tách riêng này của joomla đã giúp joomla là framework rất dễ dàng cài đặt, sử dụng và phát triển.
3. Nguyên tắc kết hợp
Trong quá trình phát triển của mình Joomla cũng đã vận dụng khá tốt
nguyên tắt kết hợp. Quá trình phát triển framework joomla đều theo hướng
mở rộng có thể kết hợp được. Ví dụ : website về tin tức có thể kết hợp với
các thành phần khác như : forum, shopping, cộng đồng…Nhờ khả năng này mà chúng ta thấy việc sử joomla rất đa dạng và phổ biến trên thế giới – chúng ta có thể triển khai tất cả thể loại website khác nhau từ joomla.
4. Nguyên tắc vạn năng
Ngoài là framework chuyên dùng để quản lý nội dung (content
management system) với Joomla chúng ta có thể tích hợp với rất nhiều
thành phần mở rộng khác (extensisons). Chúng ta cho thể triển khai thương
mại điện tử với virtal mart component. Website cộng đồng với community
với fireboard… Nói chung với Joomla CMS chúng ta có thể xây dựng bất
cứ dạng website nào chúng ta muốn. Điều này thể hiện khả năng vạn năng
của Joomla và Joomla CMS đã áp dụng rất tốt nguyên tắc vạn năng trong
quá trình phát triển của mình.
5. Nguyên tắc dự phòng
Là một free framework và được phát triển bởi cộng đồng nên việc phát
triển code của joomla được thực hiện và quản lý rất chặt chẽ và khoa học.
Việc phát triển code được quản lý bởi các phần mềm quản lý phiên bản (version) như subversion – svn rất chặt chẽ. Với công cụ này các nhà phát triển có thể checkout về máy tính của mình để lập trình sau đó update – checkin lại trên server chính. Tất cả thay đổi đều được quản lý theo các
phiên bản và có thể tìm lại các phiên bản trước đó. Nguyên tắc dự phòng đã
được áp dụng và là cơ sở để joomla phát triển bền vững như ngày nay.
6. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
Joomla CMS là phần mềm mã nguồn mở nổi tiếng trên thế giới, do đó số lượng người sử dụng là vô cùng to lớn. Để phát triển hoàn thiện joomla 2.5 như ngày nay Joomla CMS đã vận dụng khá tốt nguyên tắc quan hệ phản
hồi. Phản hồi từ người sử dụng website, người thiết kế website và người
phát triển website… phản hồi trên nhiều phương diện khác nhau : giao diện, tính năng, tính bảo mật, tính mềm dẻo và dễ dàng trong quản lý, hỗ
trợ đa ngôn ngữ…Bên cạnh đó có rất nhiều forum, FAQ, joomla groups…
trên thế giới đã giúp tạo một kênh thảo luận, đóng góp ý kiến rộng lớn cho
joomla CMS. Tạo cơ sở cho sự phát triển hơn nữa của joomla trong tương
7. Nguyên tắc sử dụng trung gian
Để góp phần tăng thêm tính năng và tiện ích của mình, joomla cũng có thể
tích hợp các thành phần trung gian vào chính framework của mình. Ví dụ như, chúng ta có thể hiển thị video player của youtube, megavideo, …lên trên website của mình. Chúng ta có thể upload video từ joomla website sau đó đưa video lên youtube qua một account xác định nào đó, tích hợp
joomla website và youtube thông qua web API (application programming
interface). Tương tự như vậy đối với facebook, chúng ta cũng có thể login
vào website bằng tài khoản facebook, hiển thị fans box, friends box… trên
joomla website. Đặc biệt là tính năng tìm bạn, user chỉ cần nhập địa chỉ
email (yahoo, gmail…) một yêu cầu kết bạn sẽ được gửi qua email đến
những người bạn của user này trong contact list… Việc sử dụng nguyên tắc
sử dụng trung gian đã tăng thêm tính tiện lợi và khả năng quảng bá của
joomla website.
8. Nguyên tắc sao chép
Chúng ta hãy nhìn lại sự phát triển của joomla từ phiên bản 1.0 đến 2.5. Ban đầu là cấu trúc framework đơn giản quản lý chủ yếu bằng các
functions chưa phân lớp ở joomla 1.0. Rồi mô hình MVC (model – view – controller ) ở joomla 1.5. Nâng cao hơn nữa quyền truy cập của user với
nhiều nhóm truy cập, category cho tin bài với số bậc không giới hạn ở
joomla 1.6&1.7. Nâng cấp component smart search, captcha ở joomla 2.5.
Chúng ta thấy rằng mặc dù ở những phiên bản sau có rất nhiều cải tiến do
với phiên bản trước, nhưng đều phát triển dựa trên nền tảng của phiên bản trước. Điều này chứng tỏ joomla đã vận dụng tốt nguyên tắt sao chép. Sao
chép từ phiên bản trước để phát triển phiên bản tiếp theo. Ngoài ra trong hệ
thống quản trị của joomla nguyên tắc sao chép còn được áp dụng rất phổ
9. Nguyên tắc rẻ thay đắt
Bản thân là một open source software, joomla đã vận dụng nguyên tắc rẻ thay cho đắt rất tốt. Joomla phát triển như ngày nay là do sự đóng góp của đông đảo cộng đồng yêu mến joomla. Không có một Công Ty nào bỏ tiền thuê mướn lập trình viên hay designer để phát triển joomla cả. Hiện nay số lượng người sử dụng joomla trên thế giới rất nhiều, và cũng rất nhiều dự án
website triển khai với joomla rất thành công. Vì vậy việc sử dụng joomla để phát triển website là một giải pháp free nhưng hiệu quả mang lại vô
cùng to lớn.