Một số giải pháp khắc phục bất cập

Một phần của tài liệu Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu ở việt nam từ 2010 đến 2015 (Trang 30)

- Thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường thông qua việc hạn chế sự can thiệp của Nhà nước.

điều tiết thị trường, để tạo được sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đến từng đại lý, cửa hàng, cây xăng…

 Nhà nước chỉ can thiệp vào thị trường trong điều kiện thị trường khủng hoảng, hoặc có những sự biến động mạnh về giá trên thị trường thế giới (ví dụ, năm 2008, trong một đêm, giá đã tăng vài chục USD/thùng; hay khi giá rơi tự do, giảm sâu; hoặc có biểu hiện mất cân đối về cung - cầu) nhưng vẫn phải minh bạch. Còn trong hoàn cảnh nền kinh tế phát triển bình thường, nên trao cho doanh nghiệp quyền chủ động quyết định giá bán phù hợp với cung - cầu và biến động của thị trường thế giới. Nhà nước chỉ nên can thiệp ở mức độ hợp lý thông qua các công cụ điều tiết như quy hoạch, thuế, các loại chi phí, các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường hoặc sử dụng kho dữ trữ xăng dầu quốc gia chứ không phải bằng các thủ tục hành chính hay các ràng buộc mức tăng giảm và tần suất tăng giảm giá bán lẻ xăng dầu.

 Các cơ quan quản lý, trong đó có các cơ quan quản lý cạnh tranh phải tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp và có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm này.

- Cấu trúc lại thị trường xăng dầu: Để đảm bảo sự cân đối của thị trường và tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, chúng tôi khuyến nghị cấu trúc lại thị trường xăng dầu theo hướng:

a) Phân định lại quyền sở hữu hệ thống cầu cảng, kho tiếp nhận, thiết bị vận chuyển chuyên dụng:

Chi phí đầu tư ban đầu để gia nhập thị trường xăng dầu là tương đối lớn, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đầu tư các cầu cảng, kho tiếp nhận, thiết bị vận chuyển chuyên dụng. Trong khi hiện nay, do lịch sử để lại, một số doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối lớn như Petrolimex đang sở hữu phần lớn hệ thống này. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh không nhỏ so với các doanh nghiệp khác. Do vậy, việc phân định lại quyền sở hữu hệ thống kho/cảng, bến bãi, hệ thống thiết bị vận chuyển và phân phối xăng dầu theo hướng tách phần sở hữu hệ thống này ra cho một doanh nghiệp độc lập

quản lý và khai thác sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Khi đó, các doanh nghiệp khó có cơ hội tận dụng lợi thế nhờ sở hữu các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật này và phải thuê bình đẳng như các doanh nghiệp khác trên thị trường. Khi lợi thế cạnh tranh về cơ sở hạ tầng ngang bằng nhau giữa các doanh nghiệp, họ phải tận dụng các lợi thế cạnh tranh khác như khai thác công nghệ, nâng cao chất lượng, dịch vụ để có thể cạnh tranh trên thị trường

b) Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối

Với việc cả 10 doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối hiện nay đều là doanh nghiệp nhà nước thì sức ỳ của các doanh nghiệp này là rất lớn, đồng nghĩa với sức cạnh tranh của thị trường là không cao. Vì thế, một mặt để tận dụng các nguồn lực của Nhà nước, đồng thời làm thu hẹp khoảng cách về thị phần giữa các doanh nghiệp nhằm tạo sự cân đối trên thị trường nhập khẩu xăng dầu, tăng động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, chúng tôi khuyến nghị nên giảm số lượng các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối bằng cách cho sáp nhập một số doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu có thị phần nhỏ lại với nhau.

Tháng 2/2010, Công ty Petec đã được sáp nhập vào Công ty PVOIL và như vậy, thị phần của công ty PVOIL trên một số thị trường liên quan đã tăng trên dưới 20%. Ví dụ, sau khi sáp nhập, trong thị trường phân phối dầu Diezel, thị phần của Công ty PVOIL đã tăng lên 23,6%, trong khi thị phần của Petrolimex trên thị trường này là khoảng 46%. Như vậy khoảng cách thị phần giữa Petrolimex với nhóm các doanh nghiệp còn lại đã giảm đi đáng kể.

Một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia cũng chỉ có vài ba đầu mối nhập khẩu, nhưng tính cạnh tranh rất cao. Do đó, chỉ cần vài ba doanh nghiệp đủ mạnh, đủ sức để cạnh tranh với nhau và cạnh tranh quốc tế, thì sẽ đảm bảo có được

Quy định mới của Chính phủ về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh phân phối xăng dầu cho phép thương nhân chỉ cần là doanh nghiệp (không bắt buộc phải là doanh nghiệp nhà nước) đều được cấp giấy phép kinh doanh phân phối xăng dầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh phân phối xăng dầu như có kho bể dung tích tối thiểu 5.000m3, có tối thiểu năm cửa hàng bán lẻ, 20 đại lý bán lẻ xăng dầu, phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn…

Để tạo lập một sân chơi cạnh tranh, Nhà nước cần tạo ra môi trường cạnh tranh tốt hơn với việc xóa bỏ rào cản để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, đồng thời cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng hệ thống phân phối của mình trên cơ sở phù hợp với quy hoạch phát triển ngành xăng dầu nói chung, từ đó tích tụ để tạo ra nhân tố mới, cân bằng thị trường xăng dầu hiện nay với lợi thế đang nghiêng hẳn về phía Petrolimex.

3.3. Định hướng phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam trong thời gian tới

Một là, Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hướng tới 3 mục tiêu: (1)/ Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống; (2)/ Giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; (3)/ Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp kinh doanh có tích luỹ cho đầu tư phát triển;

Hai là, Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường từ khâu thượng đến hạ nguồn theo đúng quy hoạch nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ, văn minh thương mại.

Ba là, Bằng cơ chế chính sách tạo ra áp lực, từng bước trở thành ý thức, thói quen của người tiêu dùng nhỏ lẻ, hộ sản xuất trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động khó tiên liệu của thị trường xăng dầu thế giới; việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực nói chung và đối với xăng dầu nói riêng như là một nhu cầu tất yếu, một giải pháp có tính đột phá để thích nghi và phát triển.

Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh xăng dầu, bài tham luận này xin đề xuất một số biện pháp có tính định hướng để trao đổi với hy vọng giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo để sớm thiết lập cơ chế quản lý điều hành kinh doanh xăng dầu mang tính khả thi, tạo ra sự chuyển động chung của nền kinh tế và thực hiện thành công mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu ở việt nam từ 2010 đến 2015 (Trang 30)