Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 27 - 29)

3.4.3.1. Liệt kê tự do

Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội. Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai đoạn: liệt kê tự do và xác định cây thuốc.

Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin (NCCT),

đề nghị họ cho biết tên tất cả các cây được dùng làm thuốc.

Phỏng vấn: Sử dụng một số câu hỏi để hỏi NCCT điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây làm thuốc bằng tiếng dân tộc của mình.

Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng. Số tên cây thuốc

Số người cung cấp tin Số người cần hỏi

Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần mềm máy tính, bao gồm: liệt kê tất cả các tên cây thuốc được NCCT nhắc đến, đếm số

lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số nhắc đến), và xếp danh mục các tên theo thứ tự hợp lí.

3.4.3.2. Xác định cây thuốc

Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, chúng ta có trong tay một danh mục tên các cây được cộng đồng sử dụng là thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó, cần thiết phải xác

định tên phổ thông và tên khoa học của các cây mang tên đó. Để làm được việc này, cần thu thập mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong danh mục, xử lý và định tên.

3.4.3.3. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng

Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều tra tài nguyên thực vật. Dựa trên cơ sở kết quả của bước liệt kê tự do, lựa chọn người cung cấp tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của các loài cây thuốc trên thực địa. Mục tiêu điều tra là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tại bước liệt kê tự do. Các bước thực hiện bao gồm:

+ Xác định tuyến điều tra tại cộng đồng dân tộc Tày, lấy trung tâm công đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có.

+ Thu thập thông tin tại thực địa: đi theo tuyến và phỏng vấn NCCT đối với bất kỳ cây nào gặp trên đường đi hoặc dừng lại tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây thuốc xuất hiện trong khu vực đó.

+ Xử lý thông tin: Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng, công dụng,...).

3.4.3.4. Xác định các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn

Dựa vào điều tra, phỏng vấn người dân phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài:

- Loài không có tiềm năng được dùng ởđịa phương: 0 điểm - Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm

- Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm

+ Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác): sử

dụng thang 2 mức điểm

- Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm - Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm

+ Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm

- Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm - Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm

- Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm

+ Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang mức 3 điểm

- Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm

- Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bịđe dọa: 1 điểm - Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tri thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Tày tại xã Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)