7.2.1.Phân vi sinh của Azotobacter
Nhân giống chủng Azotobacter thuần khiết qua nhiều giai đoạn trung gian, thu được sinh khối cấy vi khuẩn vào chất mang vừa làm môi trường sống của giống: thường là than bùn đã khử trùng.
Cần tạo độ ẩm thích hợp trên giống và lượng tế bào trên than bùn sao cho lượng tế bào chết không cao (7%) và sinh khối đạt khoảng 30% so với môi trường. Sau đó, giữ độ ẩm môi trường khoảng 10% đóng gói cần kiểm tra hoạt tính chất lượng sản phẩm trước khi sử dụng.
Azotobacter có tác dụng tăng cường nguồn thức ăn N cho cây trồng, trung bình khi tiêu thụ 1g các chất sinh năng lượng, Azotobacter có khả năng đồng hoá được khoảng 10- 15 mg N phân tử. Bón rơm rạ, hay phân xanh vào ruộng là cung
cấp nguồn năng lượng cho Azotobacter và hoạt động của Azotobacter sẽ làm giàu N cho đất. Các biện pháp kỹ thuật như bón vôi để trung hoà đất, bón lân tưới nước làm tơi xốp đất, phơi đất…đều làm tăng cường rõ rệt sự phát triển và cố định N của Azotobacter trong đất.
Tác động của Azotobacter đối với cây trồng còn được chứng minh ở khả năng kích thích sinh trưởng của chúng. Những thí nghiệm nhiễm dịch nuôi cấy Azotobacter lên hạt cho thấy có khả năng làm nâng cao rõ rệt tỷ lệ nảy mầm cũng như tốc độ phát triển của hạt. Người ta cho rằng Azotobacter có khả năng làm tích luỹ trong môi trường nuôi cấy nhiều loại chất hoạt tính sinh học có giá trị . Trong nghiên cứu cho thấy 1g tế bào Azotobacter thì tích luỹ được 50-100 mi tiamim, 240-600 mi acid nicotine. Azotobacter còn có khả năng tổn hợp các chất sinh trưởng giberellin.
Azotobacter còn có khả năng tiết ra chất chống nấm -> tác dụng có lợi của Azotobacter được giải thích chủ yếu là khả năng ức chế nấm hoặc tạo hàng loạt chất sinh trưởng, vitamin (B1, B2, B6, B12),auxin, nicotic acid,…
7.2.2.Phân vi sinh Azospirillum Chế phẩm Rizolu:
Quy trình sản xuất chế phẩm này như sau: cấy dịch nuôi vi khuẩn Azospillum vào môi trường xốp than bùn với tỉ lệ 1ml : 80g. Sau 7 ngày ủ, chế phẩm đạt 109 tế bào/g. Có thể bảo quản sản phẩm 6 tháng ở nhiệt độ phòng.
Phương pháp sử dụng chế phẩm: 4g/l sào mạ cấy, xử lý qua 2 bước: trộn vào lúa ngay trước khi gieo và hồ vào rễ mạ ngay trước khi cấy.
Chế phẩm Azogin:
Môi trường dobereiner cải tiến phân phối vào các erlen 250-500 ml ở mức 1/3 thể tích bình. Thanh trùng bằng hơi nước ở 1atm trong 30 phút. Lượng giống cấy vào chiếm 1- 5% thể tích môi trường, sau 48-72 giờ nuôi cấy trên máy lắc hoặc các thùng lên men có sục khí, nhiệt độ là 30-470C, mật độ có thể đạt 109-1010 tế bào/ml các chủng vi sinh khác nhau được nuôi cấy riêng lẻ rồi chuyển một cách vô trùng vào bồn chứa. Từ đây chúng ta cấy vào các chất mang đã được thanh trùng trước để tạo sản phẩm. Chất mang sử dụng trong quy trình này là than bùn và chất hữu cơ với tỉ lệ 1:1, nghiền mịn qua ray 0.1mm và thanh trùng bằng tia gamma.
Giải pháp HI0103:
Đây là quy trình sản xuất phân đạm sinh học từ Azospirillum lipoferum: môi trường phân sinh khối được cho vào các chai thủy tinh chứa khoảng 1/3 thể tích mỗi chai, sau đó thanh trùng bằng nồi áp suất 60 phút kể từ lúc sôi. Sau khi thanh trùng, để nguội, cấy vào chai ½ lọ giống Azospirillum và để vào nơi thoáng mát trong nhà. Sau 24 giờ lấy ra lắc
mạnh để trộn đều môi trường nuôi cấy.tiếp tục ủ sau 24- 48 giờ ta thu được sinh khối với mật đạt 108-109 tế bào/ml. dùng sinh khối này trộn vào mạ trước khi cấy, hoặc trộn với đất phân chuồng đã ủ chín với tỉ lệ 1:1 để tạo chế phẩm.
7.2.3.Sản xuất nitragin từ vi khuẩn nốt sần Rhizobium
Chế phẩm vi khuẩn nốt sần rễ đậu có tên là nitragin đã được sản xuất và sử dụng rộng rãi ở Liên Xô cũ, Trung Quốc , Ba Lan, Pháp, Bỉ. Nitragin có hiệu quả khá rõ rệt và phổ biến
Tuỳ từng nhà máy, từng nuớc mà Nitragin được sản xuất với nhiều hình thức khác nhau: trên thạch, trong dịch thể, hấp thụ vào than bùn, vào đất vườn…
Khó khăn lớn nhất hiện nay là việc đảm bảo chất lượng từ khi sản xuất cho đến khi sử dụng do Rhizobium là loại không có bào tử nên dễ dàng bị chết đi. Để khắc phục khó khăn này ta có thể sản xuất chế phẩm đông khô nhưng rất tốn kém và khó khăn trong việc mở rộng sản xuất