Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế toán tổng hợp sao cho phù hợp.
- Trong hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ, kế toán tổng hợp nhập xuất nguyên vật liệu được thực hiện trên sổ sách kế toán:
+ Sổ chi tiết nguyên vật liệu. + Sổ cái TK 152.
+ Bảng kê tính giá nguyên vật liệu. + Các sổ kế toán khác có liên quan.
+ Bảng phân bổ nguyên vật liệu.
- Trong hình thức Nhật ký sổ cái, kế toán nhập xuất nguyên vật liệu được thực hiện trên nhật ký sổ cái, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào nhật ký sổ cái theo hệ thống sổ kết hợp theo thứ tự thời gian phát sinh các chứng từ.
- Trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:
Căn cứ vào các chứng từ kế toán về nhập kho nguyên vật liệu, kế toán lập các chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản.
Căn cứ vào chứng từ kế toán xuất kho, kế toán phản ánh giá trị thực tế vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng trên bảng phân bổ số 2 sau đó lập các chứng từ ghi sổ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái.
Phần iii
một số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện về công tác kế toán nguyên vật liệu
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp cần phải được trú trọng đúng mức và thật khoa học. Tuỳ thuộc vào khả năng làm việc chuyên sâu của mỗi người, mỗi kế toán kiêm nhiệm một công việc cụ thể nhằm tạo ra sự chuyên môn hoá.
- Hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ sử dụng về nguyên vật liệu phải có cơ sở thực tế và theo đúng mẫu biểu của Nhà nước ban hành. Mỗi loại hình doanh nghiệp phải lựa chọn và áp dụng hình thức kế toán phù hợp.
- Tin học hoá công tác tài chính kế toán trong các doanh nghiệp: Trong điều kiện hiện nay máy vi tính đã được sử dụng phổ biến rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực, vì vậy việc sử dụng máy vi tính trong công tác tài chính kế toán tại các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết vì;
+ Giảm bớt khối lượng công việc, xử lý thông tin kế toán so với việc làm theo công tác thủ công vì dữ liệu chứng từ gốc chỉ nhập một lần vào máy.
+ Thông tin của máy đưa ra dưới dạng biểu in dễ hiểu.
+ Khi cần kiểm tra xem lại số liệu máy sẽ cung cấp kịp thời chính xác. + Khi sử dụng phần mềm máy vi tính để hạch toán vật liệu giảm bớt được khối lượng ghi chép, góp phần nầng cao hiệu quả công tác kế toán. Việc sử dụng các ký hiệu đã được mã hoá cho từng thứ nguyên vật liệu trên sổ danh điểm vật liệu tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu số lượng giữa các sổ sách, giữa các bộ phận có liên quan được nhanh chóng thuận tiện và dễ dàng phát hiện sai sót.
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Theo nguyên tắc thận trọng của công tác kế toán các doanh nghiệp cần phải lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu khi có bằng chứng chắc chắn về sự phát sinh có thể xảy ra như các khoản thua lỗ, hư hỏng, mất mát, chất lượng kém…
Cuối kỳ kế toán trong năm khi tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, số dự phòng gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Với nguyên vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc, nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên vật liệu mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì nguyên vật liệu tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn và đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá không cao hơn giá cả trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo.
Kết luận
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất kinh doanh, thiếu nó thì quá trình sản xuất phải ngừng trệ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nói rộng ra nó ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Đối với các doanh nghiệp chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cấu thành nên sản phẩm, bất cứ biến động nhỏ về nguyên vật liệu cũng đều ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói việc sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để có thể tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm thì cần phải quản lý tốt vật liệu ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, sử dụng… và đặc biệt trú trọng công tác kế toán nguyên vật liệu, phải được tổ chức khoa học hợp lý. Như vậy kế toán là một công cụ quan trọng phục vụ cho công tác quản lý nguyên vật liệu ở mỗi doanh nghiệp, là một bộ phận không thể xem nhẹ và cần thiết phải được hoàn thiện không ngừng để đáp ứng được với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Sau thời gian học tập và nghiên cứu các vấn đề về tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất em đã nhận ra những bài học hữu ích cho bản thân để sau này tiếp cận với thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng em có đầy đủ cơ sở lý luận và nghiệp vụ chuyên môn để áp dụng trong công tác chuyên môn phần hành kế toán.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Chủ biên PGS. TS. Đặng Thị Đông - Nhà xuất bản Thống kê - Trường Đại học kinh tế quốc dân.
2. Hệ thống kế toán Doanh nghiệp - Nhà xuất bản tài chính – 1995 - Vụ chế độ kế toán.
3. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính - tháng 7/2001
mục lục
lời mở đầu trang Phần I: lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu Trong 4
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán nguyên vật liệu trong doanh 4
nghiệp sản xuất.
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nguyên vật liệu. 4 1.1.2 Vị trí, vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh. 4 1.1.3 ý nghĩa và yêu cầu quản lý sử dụng nguyên vật liệu trong 5 doanh nghiệp sản xuất.
1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản 6 xuất.
1.2 Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 7
1.2.1 Phân loại nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 7 1.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 8
1.2.2.1 Yêu cầu và nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu. 8 1.2.2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu . 9
Phần II: hạch toán kế toán về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 14
sản xuất 2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 14
2.1.1 Chứng từ kế toán. 14
2.1.2 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. 14
2.1.2.1 Phương pháp ghi thẻ song song. 15
2.1.2.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển. 16
2.1.2.3 Phương pháp ghi sổ số dư. 17
2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. 19
2.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. 20
2.2.1.1 Tài khoản kế toán sử dụng.
20 2.2.1.2 Phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. 21
2.2.2 Kế toán tổng hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 25
2.2.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng.
25 2.2.2.2 Phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. 25
2.2.3 Hệ thống sổ kế toán Việt Nam. 27
Phần III: Một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu 28
trong doanh nghiệp sản xuất Kết luận
30 Danh mục tài liệu tham khảo