: Hệ số cấu tạo của động cơ
d. Kết cấu dây quấn sơ cấp
4.2.3 Mạch khuếch đại P
Mạch khuếch đại PI nhận 2 tín hiệu ở đầu vào là 2 điện áp một chiều ngược dấu nhau.
+ Điện áp đặt tốc độ : Lấy từ biến trở đặt tốc độ, ký hiệu U đặt
+ Điện áp phản hồi tốc độ : Lấy từ mạch xử lý phản hồi tốc độ, ký hiệu U phản hồi. Mạch khuếch đại PI sẽ khuếch đại hai tín hiệu này theo thuật toán Tỷ lệ - tích phân. Vì hai tín hiệu này ngược dấu nhau nên thực chất của việc khuếch đại ở đây
tỷ lệ P và hệ số mạch tích phân I sẽ được tính toán và mô tả chi tiết ở chương 5. Việc chọn mạch xử lý khuếch đại PI cũng ,sẽ phụ thuôc vào mạch đồng bộ là mach đồng bộ kiểu răng cưa giảm dần tuyến tính. Nhiệm vụ của mạch khuếch đại PI là cực kỳ quan trọng. Vì tín hiệu đầu ra của mạch khuếch đại PI là điện áp điều khiển, ký hiệu Uđk. Điện áp Uđk sẽ được đem để so sánh với mach đồng bộ răng cưa để quyết định thời điểm phát xung mồi cho cầu chỉnh lưu 3 pha đối xứng. Nhằm mục đích ổn định tốc độ động cơ một chiều khi có biến thiên của điện áp đầu vào hay biến động của tải trên đầu trục động cơ.
Nếu ở đây em chọn mạch đồng bộ là mạch răng cưa giảm tuyến tính thì yêu cầu tự động điều chỉnh Uđk phải đáp ứng nhiệm vụ sau :
-Khi điện áp U phản hồi giảmtức là tốc độ động cơ giảm thì Uđk phải tăng lên để đưa góc mở cầu chỉnh lưu về sớm hơn, như vậy thì điện áp đầu ra của cầu chỉnh lưu 3 pha sẽ tăng lên và tốc độ của động cơ lại tăng lên. Tóm lại khi tốc độ động cơ giảm thì phải tăng điện áp 1 chiều lên.
-Ngược lại khi điện áp U phản hồi tăng tức là tốc độ động cơ tăng thì Uđk phải giảm xuống để đưa góc mở cầu chỉnh lưu về muộn hơn, như vậy . thì điện áp đầu ra của cầu chỉnh lưu 3 pha sẽ giảm xuống và tốc độ của động cơ sẽ giảm xuống. Như vậy, khi tốc độ động cơ tăng thì phải giảm điện áp 1 chiều cấp cho phần ứng.