Phương pháp thu thập số liệ u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom, thời vụ đến khả năng hình thành cây hom Phay (Duabanga grandis flora Roxb.ex DC) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 28 - 31)

3.4.2.1. Vật liệu dùng cho nghiên cứu

- Vật tư dùng cho thí nghiệm gồm: kéo cắt cành, dao cắt cành, hom, chậu nhựa, thuốc chống nấm, thuốc kích thích, bình phun sương.

- Thuốc tím (KMnO4) dùng để xử lí giá thể với nồng độ 0.3%, phun trực tiếp vào giá thể cắm hom.

- Viben C50 nồng độ 0,3% (3g/1 lít nước) để xử lí hom giâm ngay khi cắt hom xong và để hạn chế thoát hơi nước bằng cách ngâm vào chậu dung dịch. - Giá thể là cát sạch.

3.4.2.2. Các bước tiến hành

- Chuẩn bị giá thể:

Cát đổ vào luống dày 25cm, xung quanh thoát nước. Được che đậy kín bằng nilon, khung che được làm bằng tre khô hình vòm. Trên có mái che bằng lưới màu đen nhằm giảm bức xạ của mặt trời. Xung quanh được phát dọn sạch cỏ dại nhằm hạn chế sâu bệnh hại.

Xử lí giá thể bằng cách dùng thuốc tím nồng độ 0,3% (3g/lít nước) tưới cho các túi bầu đóng sẵn trước khi cắm hom 12h. Sau đó tưới bằng nước sạch rồi mới tiến hành cắm hom.

- Chuẩn bị thuốc kích thích ra rễ

Chất kích thích ra rễ IBA ở nồng độ 750ppm.

Pha theo nguyên tắc loãng dần bằng cách pha dung dịch mẹ trước rồi từ

dung dịch mẹ lấy ra một lượng cần thiết cho mỗi nồng độ khác nhau và lên thể tích cho đủ.

- Chuẩn bị hom giâm:

Cành hom được cắt vào buổi sáng sớm và được ngâm ngay vào nước sạch đề bảo quản tránh mất nước. Cành hom cắt về không để quá một ngày trước khi tiến hành giâm.

Kích thước hom từ 4 - 5cm, hom bánh tẻ, không non không già.

Gốc hom được cắt vát 45° bằng dao thật sắc để tạo bề mặt tiếp xúc lớn với thuốc khi ta chấm thuốc kích thích, ngoài ra còn tạo mô sẹo lớn để có số rễ tối đa.

Hom cắt được ngâm trong dung dịch thuốc tím nồng độ 0,3% để chống nấm với thời gian là 30phút. Sau đó vớt ra để ráo nước, chấm gốc vào thuốc kích thích rồi cắm ngay vào cát đã được chuẩn bị sẵn, độ sâu cắm hom là 1.5 - 2cm.

3.4.2.3. Chăm sóc thí nghiệm

Chăm sóc hom: Chăm sóc quan trọng nhất là làm sao duy trì được độ ẩm thích hợp cho luống giâm hom và toàn bộ hom giâm. Không được khô, mất nước, giúp cho hom giâm có được độ ẩm cần thiết cho việc hình thành mô sẹo, nhằm đảm bảo độ ẩm cho hom sau khi cắm hom xong tiến hành tưới nước sạch ngay cho hom giâm dưới dạng phun sương mù, tưới xong phủ kín vòm che bằng nilon đểđảm bảo ẩm độ chống sự thoát hơi nước cho hom. Phủ

lưới che râm lại 50% ánh sáng. Tiến hành phun nước cho cây với khoảng thời gian phụ thuộc vào điều kiện khí hậu thời tiết. Thời tiết nắng, nóng tăng thêm lượng nước phun nhưng phải tránh phun vào thời điểm nắng nóng trong ngày như thời gian vào giữa trưa hay đầu giờ chiều. Thời tiết mát khoảng cách phun được giãn cách. Hom giâm được chăm sóc và thường xuyên phun sương hằng ngày. Số lần phun, khoảng cách giữa hai lần phun sương phụ thuộc vào thời tiết hằng ngày và giai đoạn giâm hom. Nếu thời tiết nắng nóng, nhiệt độ

không khí cao, cường độ ánh sáng lớn thì hom giâm yêu cầu độ ẩm cao hơn lúc hom đã ra rễ. Vì vậy sau khi tiến hành giâm hom nên phun nhiều lần hơn so với lúc hom đã xuất hiện rễ, tránh hiện tượng mất cân bằng giữa cung cấp nước và thoát nước của hom. Tiến hành phun sương 1 lần/h trong một ngày, tưới liên tục như vậy trong 4 tuần đầu. Những ngày tiếp theo có thể tưới giảm xuống 6 lần/ngày (sáng và chiều).

3.4.2.4. Thu thập số liệu

Quá trình làm thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại hom giâm đến sự hình thành rễ, tại mỗi công thức tiến hành theo dõi trực tiếp ở tại

khu giâm theo các chỉ tiêu đã định. Định kỳ 20 ngày theo dõi một lần. Quan sát bằng mắt thường đo đếm số liệu cần theo dõi thông qua chỉ tiêu:

+ Số hom sống (hom) + Số hom ra rễ (hom) + Số rễ/hom (cái) + Chiều dài rễ (cm) + Số chồi/hom( cái). + Chiều dài chồi (cm).

Thu thập các số liệu này theo định kỳ 20 ngày/lần sau 60 ngày giâm hom, vào những hom đã theo dõi và được đánh dấu trên các công thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom, thời vụ đến khả năng hình thành cây hom Phay (Duabanga grandis flora Roxb.ex DC) tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (Trang 28 - 31)