Rèn kỹ năng viết phần kết luận:

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 (Trang 30 - 34)

Nếu như phần mở bài thường giới thiệu vấn đề nghị luận thì kết bài lại khẳng định, phủ định, lời khuyên nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động, nhận định, đánh giá khái quát chung.

Cũng như phần mở bài, với một đề bài cụ thể, học sinh có thể kết bài bằng những cách khác nhau.

Bài tập: Viết đoạn văn phần kết bài của đề bài: Cảm nhận về bài thơ

Ví dụ 1:Sang thu” - một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của cả đất trời Việt Nam.

Ví dụ 2: “Sang thu” của Hữu Thỉnh không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.

Ví dụ 3: “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi sự cảm nhận tinh tế về mùa thu đất nước Việt Nam.

4.4. Chữa lỗi:

Sau khi hoàn thành bài tập làm văn, học sinh phải thực hiện bước cuối cùng trong việc tạo lập văn bản. Đó là đọc kỹ bài làm của mình để phát hiện ra những lỗi sai về chính tả, cách sử dụng từ, bố cục, liên kết, tính mạch lạc... để sửa chữa.

Ở đây, tôi cũng chú ý rèn kỹ năng phát hiện lỗi và chữa lỗi cho học sinh bằng cách chủ động đưa ra một số đoạn văn mắc lỗi để học sinh nhận xét, sửa chữa lỗi. Từ đó, khi làm văn, học sinh có thể tránh được các lỗi thường gặp. Hơn nữa, khi đọc lại bài văn của mình, các em có thể phát hiện và sửa chữa lỗi được dễ dàng.

Bài tập: Đoạn văn sáu đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng.

Vì vậy mà biện pháp đặt ra hiện nay là cần thiết và khẩn cấp. Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác cho mỗi người về việc giữ gìn vệ sinh chung, không nên vứt rác bừa bãi ra sân trường, đường phố, nơi công cộng. Phải vứt rác đúng nơi quy định.

Đoạn văn mắc lỗi diễn đạt câu chưa rõ ý “Vì vậy mà biện pháp đặt ra hiện nay là cần thiết và khẩn cấp”. Cần sửa lại là: “Vì vậy biện pháp đặt ra hiện nay là cần thiết và khẩn cấp khắc phục hiện tượng vứt rác bừa bãi”.

IV.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới về phương pháp dạy học, tôi luôn băn khoăn, trăn trở, tìm tòi để có được phương pháp giảng dạy phù hợp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Qua đề tài: “Rèn kỹ

năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9” mà tôi đã thực hiện, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy và học tập đã được nâng lên rõ rệt. Học sinh không còn sợ học văn, viết văn. Bước đầu các em đã có hứng thú, say mê với bộ môn văn và tự tin vào bản thân mình hơn.

PHẦN III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I.Kết luận: I.Kết luận:

Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy: Việc rèn kỹ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 là vô cùng quan trọng và cần thiết, mang lại hiệu quả cho việc giảng dạy bộ môn văn. Chỉ có thực hiện tốt việc rèn kỹ năng viết văn cho học sinh mới làm cho học sinh hứng thú, yêu thích bộ môn văn, khiến các em không còn coi môn tập làm văn là khó và khô khan bởi các em đã được rèn luyện, thực hành nhiều.

Để việc rèn luyện được tiến hành thuận lợi, đòi hỏi học sinh phải nắm vững lý thuyết, biết vận dụng lý thuyết vào việc thực hành các thao tác làm bài, luôn có ý thức liên hệ vấn đề nghị luận với thực tế đời sống, với tác phẩm văn học.

Để hướng dẫn học sinh thực hành, rèn luyện có kết quả, đòi hỏi người giáo viên phải thương yêu học sinh, có sự đầu tư về thời gian, công sức, kiến thức và có lòng kiên trì. Động viên, khích lệ kịp thời những tiên bộ của học sinh như tuyên dương, thưởng điểm.

Quan tâm tới những ý tưởng sáng tạo của học sinh, có hình thức kỷ luật nghiêm với những em học sinh chép bài mẫu khi làm bài kiểm tra.

Căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh, phân loại học sinh, tự điều chỉnh phương pháp, biện pháp giảng dạy cho phù hợp với các đối tượng để kích thích sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi dạy kiểu bài nghị luận trong chương trình tập làm văn lớp 9. Vì là những việc làm mang tính chất cá nhân của riêng tôi nên sẽ có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của bạn bè đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

II. KIẾN NGHỊ:

Với kinh nghiệm tích lũy được tôi rất mong tổ chuyên môn cùng với Ban giám hiệu nhà trường sẽ đóng góp ý kiến để phương pháp dạy học “Rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9” của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Đồng thời kinh nghiệm này của tôi sẽ được phổ biến và sử dụng rộng rãi trong trường để nâng cao chất lượng dạy và học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Sách ngữ văn 9, tập I-II.

2- Sách giáo viên ngữ văn 9, tập I-II.

3- Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 9. (Cao Bích Xuân)

4- Những bài làm văn mẫu.

(Hoàng Phương – Hoàng Xuân) 5- Thiết kế bài giảng ngữ văn 9.

(Nguyễn Văn Đường)

6- Bồi dưỡng Tập Làm Văn lớp 9 qua những bài văn hay (Trần Thị Thành chủ biên)

7-Bồi dưỡng học sinh vào lớp 10 môn Ngữ Văn

(Trần Thị Thành chủ biên) 8- Hướng dẫn Tập làm Văn 9

( Vũ Nho chủ biên) 9- Tư liệu Ngữ Văn 9

( Đỗ Ngọc Thống chủ biên) 10- Bồi dưỡng Ngữ Văn 9

( Lê A- Nguyễn Thị Ngân Hoa đồng chủ biên) 11- Ngữ Văn 9 từ tiếp nhận đến thực hành

(Vũ Dương Quỹ chủ biên)

12- Hướng dẫn học và làm bài- làm văn

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng viết văn nghị luận cho học sinh lớp 9 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w