Phƣơng pháp căn đƣờng

Một phần của tài liệu Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô (Trang 59)

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài thi trên đƣờng giao thông công cộng

3.2 Phƣơng pháp căn đƣờng

Trên xe sát hạch co 02 giáo viên, người được giao vị trí ngồi để bảo hiểm của giáo viên là ngồi ghế phụ. Tuy ngồi bên phải nhưng sát viên phải chủ động trong mọi tình huống, phải căn đường chính xác, nhận biết được mọi tình hình, biết được vệt các bánh xe sẽ lăn qua ở mọi thời điểm khi học viên điều khiển xe và khi cần hỗ trợ tay lái và phanh chân nhằm đảm bảo an toàn.

Khi ngồi ở vị trí bảo hiểm, tư thế ngồi phải thoải mãi và linh hoạt, không được quá gần hoặc quá xa vành tay lái và phanh phụ. Vị trí ngồi đúng được xác định tương ứng như ngồi ở vị trí lái nhưng khác là ở bên phải trong buồng lái.

Giáo viên muốn căn đường chính xác khi ngồi bên phải, vẫn áp dụng phương pháp căn đường cơ bản như khi ngồi bên trái, chỉ khác ở vị trí điểm chuẩn, vật chuẩn sẽ lấy ở bên phải bằng khoảng cách lấy từ vật chuẩn, điểm chuẩn so với tim đường khi ngồi bên phải buồng lái. Xác định cụ thể, trường hợp xe đi ở giữa đường ( đường hai chiều) thì vị trí của giáo viên ngồi chiếu xuống mặt đường nằm ở vị trí sát tim đường về bên phải với khoảng cách từ 30 – 40 cm. Trường hợp xe đi giữa một làn đường hoặc đi giữa phần đường bên phải ta cũng dùng phương pháp chia đường xe chạy trên đường bằng, nhưng khác là đường thẳng đượng tính từ mép đường bên phải ( mặt đường chia làm 3 phần bằng nhau) theo chiều rộng người giáo viên ngồi ở vị trí trên đường chia thứ nhất về phía bên phải.

Để căn đường chính xác, khi giáo viên ngồi ở vị trí bảo hiểm ngoài phương pháp căn đường cơ bản như trình bày trên, phải có được những kinh nghiệm rút ra từ thực nghiệm nhiều lần để nhận biết được vị trí của xe đi trên mặt đường và hướng các xe sẽ đi tới, từ đó kịp thời hỗ trợ tay lái cho học viên khi xét thấy cần

Một phần của tài liệu Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)