3. Một số ứng dụng trong thực tế giảng dạy : 1 English 9 Unit 1 Listen
3.5. English 8 Unit 4 Lissten
4. Kết quả năm học 2014-2015 :
Dạy học dùng công nghệ tin học giúp học sinh nắm kiến thức, kĩ năng dễ dàng
* Công nghệ thông tin sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được không ít thời gian cho rất nhiều thao tác đặc biệt là giờ nghe. Từ việc tìm tư liệu, hình ảnh hay hình thành một số kiến thức về kỹ năng công nghệ thông qua việc chỉnh sửa, làm mới âm thanh, giáo viên dễ dàng giúp học sinh tiếp thu được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bài dạy. Với màu sắc và thiết kế cập nhật của các phần mềm hiện đại, học sinh được quan sát trực tiếp những hình ảnh động và tiếp thu bài một cách dễ dàng.
Công nghệ tin học giúp học sinh hiểu sâu và thực hành tự nhiên kỹ năng ngôn ngữ.
Đối với học sinh THCS, kiến thức tự nhiên xã hội chưa nhiều, việc học ngoại ngữ không dễ dàng. Trí nhớ của các em mới chỉ dừng lại ở mức độ tư duy cụ thể. Mà học ngôn ngữ theo hướng giao tiếp cần sự vận dụng tổng hợp tri thức, kỹ năng ngôn ngữ. Học trực tiếp kết hợp âm thanh và hình ảnh sẽ góp kiến thức của các em phong phú hơn. Từ việc thực hiện các bài tập hay các trò chơi đơn giản cho đến các bài tập phức tạp là dịp củng cố những kiến thức mà các em đã học. Chính vì vậy, học sinh rất khó tư duy khi giáo viên dạy chay với vài hình ảnh quen thuộc trong sách giáo khoa và khi học sinh được quan sát trên màn hình các em sẽ bị lôi cuốn vào tình huống và có hứng thú luyện tập.
Công nghệ thông tin sẽ giúp cho học sinh quan sát tốt hơn, phát huy óc quan sát - tư duy của học sinh:
Dạng bài tập đơn giản với những bức trnh đẹp nhiều màu sẽ kích thích các em quan sát. Hình ảnh động tạo cho các em động cơ hình thành hứng thú trong giao tiếp cũng như phát triển ngôn ngữ. Các em sẽ nhớ lâu kiến thức từ việc thực hành kết hợp các kỹ năng: quan sát, nghe nói, đọc viết. Nhờ khả năng trình bày các trực quan một cách sinh động, dễ hiểu qua những ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh hơn, giúp học sinh (kể cả học sinh yếu
kém) nắm được nội dung bài học một cách dễ dàng, tích cực phát huy sáng tạo.
Điều tra thực tế:
Qua một năm thử nghiệm giảng dạy với CNTT tại một số giờ Tiếng Anh trong nhà trường (mỗi lớp học qua Prọector 3 tiết/tuần) tôi đã thu được kết quả như sau:
Mức độ Số học sinh Tỉ lệ
- Thích học giờ Listening - Luyện tập trong giờ
- Học tiến bộ kỹ năng nghe - Điểm cao bài nghe
- Thường xuyên làm bài tập
504/504 504/504 363/504 378/504 500/504 100% 100% 72% 75% 99%
Tôi nhận thấy các biện pháp áp dụng CNTT vào dạy học tiếng Anh đã trình bày ở trên khiến các em không những nắm chắc kiến thức mà tôi thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊI. Kết luận :