2/ Nội dung của Quản lý tài chính côngtrong tiến trình đổi mới và thực hiện
2.6.2/ Kiểm toán tài chính công
Trong hệ thống kiểm toán hiện nay ở nước ta, kiểm toán tài chính công thuộc công việc của kiểm toán nhà nước. Quan hệ xuất hiện trong hoạt động này là:
- Chủ thể kiểm toán là kiểm toán nhà nước.
- Khách thể kiểm toán là các cơ quan đơn vị hoạt động bằng nguồn tài chính công.
- Đối tượng kiểm toán là các hoạt động tài chính công. a/ Vai trò của kiểm toán tài chính công.
- Tạo niềm tin cho tất cả những ai quan tâm đến tình hình tài chính công.
- Là cơ sở, căn cứ để nhà nước đánh giá khách quan tình hình tài chính công ở các cơ quan, tổ chức đồng thời phát hiện ra những bất cập để kịp thời sửa chữa.
- Kiểm toán tài chính công cho phép thực hiện được phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”.
- Góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nền nếp của hoạt động tài chính kế toán ở các đơn vị sử dụng tài chính công.
- Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý đối với tài chính công. b/ Tổ chức bộ máy kiểm toán tài chính công.
Kiểm toán nhà nước là một cơ quan thuộc chính phủ. Cơ cấu tổ chức của bộ máy thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm toán nhà nước: Chính Phủ
Hội đồng KTNN Kiểm toán nhà nước
Kiểm -Tổng hợp ngân sách nhà nước Toán -Ngân sách khối hành chính nhà nước NSNN -Ngân sách khối văn xã
-Ngân sách khối đối ngoại
Văn phòng KTNN
Phòng tổng hợp pháp chế Phòng tổ chức
Cán bộ - đào tạo Kiểm - Các công trình công cộng
toán -Các công trình CN & dân dụng đầu tư - Các doanh nghiệp xây lắp
Phòng NCKH và thông tin tuyên truyền Phòng HTQT và
tư vấn Kiểm -Công nghiệp,Thương mại dịch vụ
Toán -Nông, lâm thuỷ lợi DNNN -Giao thông, bưu điện
Phòng tài vụ - Kế toán
Tạp chí
Kiểm toán Kiểm toán - Ngân sách quốc phòng
Chương - Ngân sách an ninh trình - NS các đối tượng đặc biệt
Phòng Hành chính Phòng
Quản trị
Các tổ chức - Kiểm toán ngân sách nhà nước KTNN - Kiểm toán đầu tư XDCB Khu vực - Kiểm toán DNNN
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNGTRONG TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ THỰC HIỆN CẢI CÁCH
NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HIỆN NAY
1./ Thực trạng về hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam hiện nay.
Đối với Việt Nam, ngày 20/3/1996 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật ngân sách nhà nước, hệ thống ngân sách nhà nước ta bao gồm 4 cấp : Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Điều này được khái quát bằng sơ đồ sau. Sơ đồ: Hệ thống ngân sách nhà nước ở Việt Nam
Qua đây ta có thể thấy, hệ thống của nhà nước ta còn nhiều bất cập, như bộ máy còn cồng kềnh, khó có thể kiểm soát được giữa các cấp với nhau…Tuy vậy cũng cần phải hiểu rằng cơ chế hoạt động của nhà nước ta là tập trung quyền lực vì thế sẽ có những đặc biệt trong công tác quản lý. Nhưng với xu thế hội nhập ngày nay thì nhà nước cần phải có những thay đổi cho phù hợp với xu thế toàn cầu.
2./ Thực trạng về thu chi của ngân sách nhà nước ta hiện nay.
2.1/ Thực trạng về thu của ngân sách nhà nước.
N/S Trung ương N/S cấp xã N/S cấp huyện N/S cấp tỉnh N/S địa phương Ngân sách nhà nước Cộng hoà XHCN
Thu ngân sách nhà nước gắn liền với thực trạng hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như các phạm trù giá cả, thu nhập, lãi xuất... trong đó tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) là nhân tố khách quan quyết định sự vận động của các phạm trù giá trị vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của thu ngân sách nhà nước đối với nền kinh tế. Nguồn tài chính chủ yếu hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước là giá trị sản phẩm thặng dư được tạo ra trong xã hội. Về GDP của nước ta những năm qua đã liên tục tăng trưởng với mức cao trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Trong những năm qua nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các chính sách về thu chi của ngân sách nhà nước để tháo gỡ những vướng mắc khơi dậy nguồn lực trong nhân dân đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư trong dân để tăng nguồn ngân sách nhà nước tăng dần, điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của nhà nước. Cụ thể như sau: Tỷ lệ huy động vốn đầu tư trong GDP năm 2001 là 34%, năm 2002 là 34.3%, năm 2003 là 35%. Nguồn vốn trong nước chiếm 70% tổng vốn đầu tư.
2.2./ Thực trạng về chi của ngân sách nhà nước ta hiện nay.
Ở Việt Nam hàng năm, ngân sách nhà nước đã dành một lượng vốn lớn chi cho đầu tư phát triển, mặt khác nhà nước còn có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ các hình thức đầu tư phát triển để thực hiện CNH – HĐH đất nước. Trong thời gian tới để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc, thì vấn đề chi cho đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước ta trong những năm qua được điều chỉnh theo những định hướng sau đây:
- Đảm bảo chi đầu tư phát triển đạt mức bình quân khoảng 8% GDP trong đó từ nguồn tích luỹ từ ngân sách nhà nước từ 4-5% GDP. Vay ưu dãi nước ngoài và vay từ dân là 3-4% GDP.
- Những năm trước mắt ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khắc phục một bước tình trạng lạc hậu yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
- Với các khu vực doanh nghiệp nhà nước tiếp tục hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả để giũ được vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước. Đồng thời xúc tiến mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể hàng năm từ 10-15% tổng mức chi đầu tư của ngân sách nhà nước cho một số ngành mũi nhọn có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế.
- Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nhà nước trong những ngành, khu vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính ngân hàng bảo hiểm…
- Rà soát đánh giá lại hiệu quả kinh tế xã hội của các chương trình mục tiêu quốc gia, kiên quyết cắt giảm các chương trình không có hiệu quả.
Trong những năm qua nhà nước ta liên tục có những thay đổi trong chính sách thu chi của ngân sách nhà nước nhằm làm cho việc quản lý các nguồn
thu chi có hiệu quả.Theo Luật ngân sách nhà nước điều chỉnh năm 2001 chi đầu tư phát triển bao gồm các nội dung sau đây:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội không có khả năng thu hồi vốn.
+ Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển với các chương trình dự án phát triển kinh tế.
+ Chi dự trữ nhà nước.
+ Cho vay của chính phủ để đầu tư phát triển.
Những năm gần đây nước ta đã có những thành tựu đáng kể trong việc quản lý các nguồn ngân sách nhà nước, cũng như các kế hoạch thu chi của chính phủ. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn đọng khá lớn khó có thể giải quyết một cách nhanh chóng mà cần phải có thời gian dài như: Tổng số nợ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 11000 tỷ đồng, chiếm 18% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và 37% vốn xây dựng cơ bản tập trung. Về thành tựu đạt được như với sự quan tâm của nhà nước cho vấn đề giáo dục và với sự đầu tư của ngân sách nhà nước như sau:
- Đầu tư cho giáo dục trong tổng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước: Năm 2000 là 15%, năm 2001 là 16%, năm 2005 là 19%. Theo tạp chí cộng sản 12/2005.
- Chỉ số phát triển con người HDI năm 2001 của Việt Nam được xếp vào nhóm có HDI trung bình trên toàn thế giới, xếp hạng 109 trong tông 175 nước được xếp hạng. Theo báo phát triển con người năm 2003 của UNDP.
- Đến hết năm 2003, đã có 19 tỉnh thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học. Theo tạp chí cộng sản 3/2004.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNGTRONG
TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI VÀ THỰC HIỆN CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HIỆN NAY
1./ Một số giải pháp đối với nguồn thu của ngân sách nhà nước.
1.1/ Một số giải pháp cho ngành thuế.
- Tiếp tục cải cách, hoàn thiện các sắc luật về thuế theo các tiêu chuẩn cơ bản và các hướng chính sau đây:
+ Hệ thống thuế phải bao quát hết các nguồn thu và tăng thu- có nghĩa là phải huy động mọi nguồn thu, tăng thu trên cơ sở mở rộng diện thu với mức thuế
suất vừa phải và đơn giản vì thuế suất cao quá và thấp quá sẽ mất tác dụng của thuế.
+ Xác định và lựa chọn đúng mục tiêu của thuế: một số mục tiêu chủ yêu như là kích thích, điều tiết kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước; không nên đặt ra cho thuế phải thực hiện một lúc nhiều mục tiêu liên quan đến chính sách xã hội.
+ Thực hiện chính sách thuế bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, chống tình trạng trùng lặp trong thuế, thuế chồng lên thuế. + Đơn giản hoá chính sách thuế: đơn giản cả về mặt thuế suất, thủ tục, dễ hiểu, dễ thực hiện …
+ Chính sách thuế phải có tác dụng tích cực trong quản lý phân phối thu nhập, điều tiết thu nhập hợp lý, tạo sự công bằng xã hội.
+ Chính sách thuế phải bảo đảm ổn định trong một thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, gây trở ngại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
+ Chính sách thuế phải tạo ra điều kiện cho khả năng kiểm soát được: kiểm soát của người nộp thuế, người thu thuế và cơ quan quản lý thuế.
+ Thu hẹp phạm vi diện miễn giảm thuế, tập trung vào các yêu cầu cơ bản của các chính sách kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phất triển kinh tế xã hội.
+ Nâng cao hiệu lực pháp lý và hiệu quả chính sách, áp dụng nghiêm minh hình thức thưởng phạt trong thuế, loại bỏ các khoản thuế không có hiệu quả do chi phí để thu được thuế là quá lớn.
- Tuyên truyền phổ biến sâu rộng, thường xuyên trong mọi tổ chức và dân cư về các luật thuế và các văn bản dưới luật để họ hiểu và nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để họ thực hiện tốt. Tạo điều kiện cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đó là một sức mạnh to lớn để thực hiện chính sách chống trốn lậu thuế.
- Tổ chức chỉ đạo công tác kê khai, đăng ký, xét duyệt đăng ký sản xuất kinh doanh làm cơ sở và căn cứ pháp lý để thu thuế.
- Lập sổ thuế theo từng doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh tại xã, phường, thị trấn. Sổ thuế được lập một lần và sử dụng trong nhiều năm, hàng năm nếu có thay đổi thì phải kê khai điều chỉnh lại.
- Chỉ đạo tổ chức thu thuế và nộp thuế: Đây là công việc của các cơ quan quản lý ở từng cấp ban ngành, được cụ thể hoá như sau:
+ Chính phủ tổ chức thực hiện các luật thuế. Các bộ, cơ quan nganh bộ có liên quan đến các luật thuế phối hợp với bộ tài chính để ra các văn bản hướng dẫn cụ thể.
+ Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương, xác định các căn cứ để thu thuế, xét giảm miễn thuế theo đề nghị của cơ quan hành chính cấp dưới và cơ quan thuế.
+ Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo công tác thu thuế ở địa phương.
+ Chủ tịnh uỷ ban nhân cấp xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp tổ chức công tác thu thuế ở địa phương mình.
+ Hệ thống cơ quan thuế là cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, tính thuế và thông báo cho các cơ quan cấp trên và xử phạt vi phạm…
- Tổ chức kiểm tra thực hiện các luật thuế.
Đây là công việc cuả các cơ quan thanh tra kiểm tra của nhà nước trong hệ thống thanh tra nhà nước. Các cơ quan này có quỳên và có trách nhiệm tổ chức công tác thanh tra về thuế. Các cấp chính quyền có trách nhiệm và quyền kiểm tra việc thi hành luật thuế đối với cả hai mặt: Kiểm tra những người nộp thuế thi hành nghĩa vụ nộp thuế và kiểm tra tổ chức thu thuế cán bộ thuế thì hành luật thuế.
- Củng cố và tăng cường cán bộ thuế, tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ thuế, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thuế
để hoàn thiện công tác điều chỉnh cán bộ thúê cần thực hiện theo các hướng sau:
+ Hoàn thiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ một cách thoả đáng để họ yên tâm công tác tận tâm với trách nhiệm của mình.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với ngành thuế theo hướng gắn trách nhiệm vật chất với nghĩa vụ quản lý thuế. Luật cần có tính răn đe mạnh điều này cho phép hạn chế tiêu cực và tham nhũng của ngành thuế.
1.2/ Một số giải pháp cho việc quản lý các nguồn thu từ kinh tế nhà nước.
Trong việc quản lý nguồn thu từ ngân sách nhà nước vào ngân sách nhà nước điều quan trọng nhất là đổi mới doanh nghiệp nhà nước. ở nước ta việc đổi mới các doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện ngay từ Đại Hội IX, và bây giờ vẫn đang trong giai đoạn đổi mới bằng việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Sau đây là một số giải pháp mà nhà nước cần phải thực hiện để đổi mới cho phù hợp với tiến trình cải cách đất nước:
- Tiếp tục sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Cần phân biệt rõ cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp hoạt động công ích và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Đồng thời có quy định kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước độc quyền và lợi nhuận do độc quyền mang lại.
- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiện quả hoạt động của tổng công ty nhà nước. Quá trình kiện toàn hướng tới các mục tiêu như: Tập trung nguồn lực của nhà nước để chi phối được những ngành, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Cần rà soát lại các loại hình tổng công ty hiện có để kiện toàn và phát triển đồng thời những tổng công ty đang hoạt động trong những nganh, lĩnh vực không cần có tổng công ty nhà nước hoặc tổng công ty không hội đủ những điều kiện và không có khả năng phát triển thì cần phải sát nhập vào các tổng công ty khác cùng với ngành nghề kinh doanh hoặc là giải thể.
- Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.