Cảm biến công tắc (switch sensor)

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật sensor và đo lường điện (Trang 38 - 40)

Cảm biến công tắc được dùng nhiều trong các ứng dụng robot. Cảm biến công tắc được sử dụng với nhiều mục đích, chẳng hạn:

- Cảm biến va chạm (tiếp xúc): cảm biến công tắc được dùng để phát hiện khi có va chạm cơ học với một vật nào đó. Thí dụ, cảm biến công tắc tạo ra một sự chuyển mạch khi thân robot chạy vào tường hoặc chạm giới hạn đường chạy của robot.

- Cảm biến giới hạn: tương tự như cảm biến tiếp xúc, cảm biến giới hạn phát hiện một vật đã di chuyển đến cuối hành trình của nó, khi đó tín hiệu điều khiển motor sẽ tắt. - Mã hóa trục quay (shaft): một trục quay kết hợp với một công tắc chạm sẽ được

ấn một lần ở một vòng quay. Phần mềm đếm số lần ấn để xác định số vòng và tốc độ quay của trục.

Loại cảm biến này không cần nguồn cung cấp và chịu được dòng lớn. Nó có thể phát hiện sự tiếp xúc của bất kỳ vật thể nào từ bất kỳ góc độ nào. Do đó chúng rất thuận lợi cho việc thiết kế robot đặc biệt được ứng dụng trong giới hạn hành trình của robot.

Cảm biến giới hạn Có hai dạng công tắc cơ bản, bao gồm:

- Công tắc nhỏ (microswitch), có dạng hình chữ nhật và thường ở một trạng thái xác định.

Công tắc nhỏ thường có ba chân: NO – normally open (thường hở), NC – normally closed (thường đóng), C – common (chung).

Chân chung có thể được nối với một trong hai chân kia tùy thuộc vào công tắc có được ấn hay không. Ở trạng thái không ấn, chân chung được nối với tiếp điểm thường đóng, khi ấn, chân chung được nối với trạng thái thường hở.

- Công tắc nút ấn (pushbutton) đơn giản hơn. Khi được ấn, hai tiếp điểm được nối với nhau. Cũng có một số công tắc thường đóng nhưng ít phổ biến.

Switch nub

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật sensor và đo lường điện (Trang 38 - 40)