I. Thực trạng vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước
2. Chính sách tín dụng
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của lưu thông tiền tệ nói chung, của tín dụng và ngân hàng nói riêng, góp phần củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền của Nhà nước và nhân dân, chống thất thoát và tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hệ thống ngân hàng ở nước ta cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Kiềm chế lạm phát, đảm bảo tính vững chắc, từng bước ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế có nhiều hàng hóa và dịch vụ đưa vào tiêu dùng và xuất khẩu, nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc “vay để cho vay”, không phát hành tiền tệ cho vay.
- Việc xác định lãi suất tín dụng “lãI suất tiền gửi và lãI suất cho vay” phải căn cứ vào quan hệ cung – cầu vốn, vào hiệu quả thực tế của đồng vốn trong nền kinh tế, vào mức độ trượt giá
của đồng tiền thông qua chỉ số giá cả,. Tiếp tục áp dụng chính sách lãI suất dương theo nguyên tắc lãi suất cho vay co hơn lãI suất tiền gửi và lãI suất tiền gửi phảI cao hơn mức lạm phát. - Tăng cường vai trò chủ đạo của các ngân hàng thương mại
Nhà nước trên cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, đặt trong môI trường vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các hình thức ngân hàng thương mại thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài ở nước ta.
- Toàn bộ hệ thống ngân hàng hướng vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Tạo điều kiện hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.
- Đổi mới cơ sở vật chất- kỹ thuật của bản thân ngành ngân hàng theô hướng hiện đại hoá, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngân hàng về nghiệp vụ và đặc biệt là phẩm chất đạo đức để đáp yêu cầu phát triển ngành ngân hàng trong giai đoạn mới.